Canada là điểm đến lý tưởng cho người lao động quốc tế nhờ có rất nhiều chính sách nhập cư hấp dẫn. Nhưng nếu định cư theo diện tay nghề tại Canada, hiểu rõ về NOC là bước đầu và vô cùng quan trọng. Vậy NOC là gì và tại sao hệ thống này quan trọng trong quy trình định cư Canada đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về NOC
NOC là gì?
NOC (National Occupational Classification) là hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia của Canada, được chính phủ Canada phát triển nhằm quản lý, sắp xếp và chuẩn hóa thông tin về các ngành nghề trên toàn quốc. Hệ thống này không chỉ giúp người lao động và nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về yêu cầu của từng ngành nghề mà còn đóng vai trò quan trọng trong các chương trình định cư diện tay nghề, tuyển dụng quốc tế và du học tại Canada.
Mỗi ngành nghề trong NOC đều được gắn một mã số riêng (NOC Code), bao gồm 4 chữ số (đối với phiên bản cũ) hoặc 5 chữ số (trong phiên bản TEER mới). Mã số này giúp xác định rõ ràng về yêu cầu kỹ năng, trách nhiệm công việc, và triển vọng phát triển.
Hệ thống NOC được thiết kế để cung cấp thông tin chi tiết về:
- Tên ngành nghề: Giúp định danh chính xác công việc.
- Mã ngành nghề (NOC Code): Là mã số đặc trưng cho từng công việc.
- Trách nhiệm chính: Mô tả nhiệm vụ và vai trò của công việc.
- Trình độ kỹ năng: Bao gồm các yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm hoặc đào tạo cần thiết.
Hệ thống NOC được sử dụng trong nhiều lĩnh vực quan trọng như:
- Định cư Canada diện tay nghề: Các chương trình như Express Entry, PNP, và AIPP đều dựa trên mã NOC để xác định các ngành nghề đủ điều kiện.
- Xin giấy phép lao động: NOC giúp người lao động quốc tế xác định rõ yêu cầu của từng ngành nghề khi làm hồ sơ xin Work Permit.
- Quản lý thị trường lao động: Hỗ trợ chính phủ theo dõi nhu cầu nhân lực và lập kế hoạch phát triển kinh tế.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, Canada đã chuyển sang hệ thống TEER (Training, Education, Experience, Responsibilities) để thay thế cách phân cấp kỹ năng truyền thống. Theo đó, mã NOC được mở rộng thành 5 chữ số, với sự phân loại chi tiết hơn về trình độ đào tạo, giáo dục và kinh nghiệm cần thiết.
Ví dụ:
- TEER 0: Công việc quản lý.
- TEER 1: Công việc chuyên môn yêu cầu bằng đại học.
- TEER2: Ngành nghề kỹ thuật hoặc đào tạo nghề.
Mã NOC kỹ năng của các ngành nghề
Mã NOC được chia theo cấp độ kỹ năng, từ NOC 0, A, B, C, cho đến D. Mỗi mã đại diện cho một nhóm công việc cụ thể, được sử dụng trong các chương trình nhập cư, định cư và việc làm tại Canada.
Mã NOC | Mô tả |
0 | Nghề quản lý |
1 | Nghề kinh doanh, tài chính và quản trị |
2 | Khoa học tự nhiên và ứng dụng cùng các ngành nghề liên quan |
3 | Các ngành nghề sức khỏe |
4 | Nghề nghiệp trong giáo dục, luật và các dịch vụ xã hội, cộng đồng và chính phủ |
5 | Nghề nghệ thuật, văn hóa, giải trí và thể thao |
6 | Nghề bán hàng và dịch vụ |
7 | Kinh doanh, vận chuyển và vận hành thiết bị cùng các nghề liên quan |
8 | Tài nguyên thiên nhiên, nông nghiệp và các ngành nghề sản xuất liên quan |
9 | Nghề sản xuất và tiện ích |
NOC giúp chính phủ Canada xác định ai đủ điều kiện tham gia các chương trình định cư
5 cấp độ kỹ năng NOC
NOC 0
Nhóm NOC này khá đặc biệt nên được xếp là trình độ loại 0 (Skill type zero hoặc NOC zero), thường bao gồm các công việc quản lý cấp cao, đòi hỏi trình độ chuyên môn và bằng cấp cao. Đây là những vị trí giữ vai trò lãnh đạo, quản lý và điều hành trong các lĩnh vực khác nhau.
Một số ví dụ tiêu biểu là các vị trí C-level như CIO (giám đốc hệ thống thông tin), COO (giám đốc vận hành), CEO (giám đốc điều hành), CMO (giám đốc marketing)...
NOC A
NOC A (Trình độ cấp độ A) là nhóm ngành nghề yêu cầu trình độ chuyên môn cao và bằng cấp từ các trường đại học. Những công việc thuộc nhóm này thường đòi hỏi kỹ năng chuyên sâu, kinh nghiệm, và thường là các ngành nghề danh giá.
Ví dụ, nhóm này bao gồm các nghề như bác sĩ, kỹ sư, kiến trúc sư...
> Xem thêm: Top 5 ngành đang cần nhân lực ở Canada để dễ dàng định cư
NOC B
Nhóm NOC B (Trình độ cấp độ B) tập trung vào các ngành nghề kỹ thuật và kỹ năng chuyên môn, yêu cầu người lao động phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo nghề. Những công việc trong nhóm này thường liên quan đến các ngành kỹ thuật và dịch vụ.
Một số ví dụ là đầu bếp, thợ điện, thợ sửa ống nước, thợ sửa oto,...
NOC C
Nhóm ngành NOC C (Trình độ cấp độ C) này bao gồm những công việc bán chuyên nhưng yêu cầu sẽ thấp hơn, chỉ cần trình độ trung cấp hoặc một thời gian đào tạo ngắn hạn. Các ngành nghề phổ biến trong nhóm này bao gồm tài xế xe tải đường dài, người bán thịt, pha chế thức uống, đầu bếp, nhân viên giao hàng, nhân viên bán hàng...
NOC D hay kỹ năng level D là nhóm các việc làm không yêu cầu trình độ cao và chỉ cần vài ngày hướng dẫn tại chỗ là đã có thể làm việc. Các lao động phổ thông này thường không yêu cầu về bằng cấp.
NOC D
NOC D (Trình độ cấp độ D) là nhóm dành cho các công việc lao động phổ thông, thường chỉ yêu cầu kinh nghiệm làm việc cơ bản mà không cần bằng cấp. Người lao động sẽ được đào tạo thêm khi làm việc tại Canada.
Một số công việc tiêu biểu thuộc nhóm này là nhân viên vệ sinh, công nhân mỏ dầu, công nhân hái trái cây,...
Danh sách các ngành nghề có trong NOC
STT | Ngành nghề |
1 | Nhà lập pháp |
2 | Quan chức chính phủ |
3 | Nhà quản lý cấp cao về tài chính, truyền thông các dịch vụ kinh doanh |
4 | Nhà quản lý cấp cao về sức khỏe, giáo dục, dịch vụ xã hội và công đồng |
5 | Nhà quản lý cấp cao về xây dựng, vận tải và sản xuất |
6 | Nhà quản lý tài chính |
7 | Nhà quản lý nguồn nhân lực |
8 | Nhà quản lý thu mua |
9 | Nhà quản lý các dịch vụ hành chính |
10 | Bảo hiểm, bất động sản và quản lý môi giới tài chính |
11 | Ngân hàng, tín dụng và quản lý đầu tư |
12 | Nhà quản lý dịch vụ chăm sóc sức khỏe |
13 | Nhà quản lý và phát triển các chính sách xã hội |
14 | Nhà phân tích, quản lý và phát triển các chương trình chính sách kinh tế |
15 | Nhà phân tích, quản lý và phát triển các chương trình chính sách giáo dục |
16 | Cán bộ quản lý điều hành công |
17 | Quản trị giáo dục sau trung học và dạy nghề đào tạo |
18 | Hiệu trưởng nhà trường và các quản trị viên của giáo dục tiểu học và trung học |
19 | Nhà quản lý các dịch vụ cải huấn trong cộng đồng |
20 | Nhân viên cảnh sát |
21 | Cán bộ chữa cháy cao cấp |
22 | Chuyên viên giám sát văn phòng và nhân viên hỗ trợ hành chính |
23 | Chuyên viên quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng |
24 | Chuyên viên tư vấn quản lý kinh doanh |
25 | Đại lý, đại lý đầu tư chứng khoán và công ty môi giới |
26 | Nhà phân tích tài chính và đầu tư |
27 | Nhà kiểm toán tài chính và kế toán |
28 | Nhà quản lý trong nuôi trồng thủy sản |
29 | Nhà quản lý trong nghề làm vườn |
30 | Nhà quản lý trong nông nghiệp |
31 | Quản lý trong sản xuất và khai thác tài nguyên thiên nhiên |
32 | Quản lý vận tải |
33 | Cán bộ quản lý cơ sở hoạt động và bảo dưỡng |
34 | Cán bộ quản lý xây dựng |
35 | Nhà quản lý dịch vụ cá nhân |
36 | Quản lý dịch vụ cho thuê nơi ở |
37 | Quản lý nhà hàng và dịch vụ ăn uống |
38 | Nhà quản lý thương mại bán buôn và bán lẻ |
39 | Nhà quản lý bán hàng |
40 | Giám đốc dịch vụ giải trí và thể thao |
41 | Quản lý xuất bản, hình ảnh chuyển động, phát thanh truyền hình và biểu diễn nghệ thuật |
42 | Quản lý thư viện, lưu trữ, bảo tàng và phòng trưng bày nghệ thuật |
43 | Sĩ quan của các lực lượng quân đội Canada |
44 | Nhà quản lý máy tính và hệ thống thông tin |
45 | Nhà quản lý kiến trúc và khoa học |
46 | Nhà quản lý các dịch vụ bưu chính và viễn thông |
47 | Nhà quản lý các hãng viễn thông |
48 | Quản lý các dịch vụ kinh doanh |
49 | Nhà quản lý tiện ích |
50 | Các nhà quản lý quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng |
51 | Nhà môi giới nhà ở cho thuê, giao thông hàng hải và các dịch vụ khác |
52 | Thẩm định viên |
53 | Kỹ thuật viên kế toán và kế toán sổ sách |
54 | Cán bộ thống kê và các ngành nghề hỗ trợ nghiên cứu liên quan |
55 | Kỹ thuật viên quản lý hồ sơ |
56 | Chuyên viên quản lý thông tin y tế |
57 | Phóng viên tòa án, y tế và các ngành nghề liên quan |
58 | Trợ lý hành chính y tế |
59 | Trợ lý hành chính pháp lý |
60 | Bảo hiểm việc làm, di trú, dịch vụ biên giới và các cán bộ doanh thu |
61 | Nhân viên Tòa án và thẩm phán hòa giải |
62 | Nhà lên kế hoạch hội nghị và sự kiện |
63 | Trợ lý điều hành |
64 | Chuyên viên kiểm soát mail và phân phối thông tin nghề nghiệp |
Các chương trình định cư Canada diện tay nghề theo mã NOC
Canada sử dụng hệ thống NOC để xác định điều kiện tham gia các chương trình định cư diện tay nghề. Dưới đây là một số chương trình phổ biến:
Federal Skilled Worker Program
Chương trình Federal Skilled Worker Program (Chương trình Lao động Liên bang trình độ cao) được thiết kế dành cho những lao động tay nghề cao mong muốn định cư tại Canada. Để đủ điều kiện tham gia, ứng viên cần có kinh nghiệm làm việc trong vòng 10 năm tại Canada hoặc nước ngoài trong các ngành thuộc nhóm NOC 0, A, hoặc B.
Ngoài ra, ứng viên phải đạt ít nhất 7 điểm theo thang điểm chuẩn ngôn ngữ Canada (CLB) và hoàn thành bài kiểm tra ngôn ngữ được CIC công nhận bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp (DELF). Hồ sơ của bạn cũng cần đạt tối thiểu 67 điểm theo hệ thống chấm điểm của chính phủ Canada.
Canadian Experience Class Program
Chương trình Canadian Experience Class Program (Chương trình Hạng có kinh nghiệm làm việc tại Canada) hướng đến những cá nhân đã tích lũy ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc tại Canada hoặc nước ngoài. Yêu cầu về ngoại ngữ được quy định như sau: ứng viên thuộc nhóm NOC 0 và A cần đạt tối thiểu 7 điểm theo thang điểm chuẩn ngôn ngữ Canada (CLB), trong khi ứng viên thuộc nhóm NOC B chỉ cần đạt 5 điểm.
> Xem thêm: Du học nghề Canada: Điều kiện, chi phí và cơ hội định cư
AIPP – Atlantic Immigration Pilot Program
AIPP – Atlantic Immigration Pilot Program (Chương trình Định cư Tay nghề khu vực Đại Tây Dương) được thiết kế cho khu vực Đại Tây Dương của Canada, bao gồm 4 tỉnh: New Brunswick, Nova Scotia, NewfoundlandandLabrador, và Prince Edward Island. Chương trình này phù hợp với các ứng viên có kinh nghiệm làm việc thuộc nhóm NOC 0, A, B, và C.
Một điểm đặc biệt của AIPP là yêu cầu ngoại ngữ thấp hơn so với chương trình Federal Skilled Worker Program, giúp tạo cơ hội cho những lao động có khả năng ngôn ngữ hạn chế. Ứng viên chỉ cần đạt tối thiểu level 4 theo thang Canadian Language Benchmarks (CLB) hoặc tương đương bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp.
Du học định cư Canada
Du học Canada không chỉ mang lại cơ hội học tập chất lượng cao mà còn là bước đệm tuyệt vời cho những ai muốn định cư tại quốc gia này. Với môi trường học tập năng động và nhiều chương trình hỗ trợ định cư, Canada ngày càng trở thành điểm đến lý tưởng cho sinh viên quốc tế. Bên cạnh việc học, sinh viên có thể tìm hiểu các chương trình định cư thông qua các ngành nghề theo mã NOC, giúp nâng cao cơ hội định cư lâu dài tại đây.
> Xem thêm: Các chính sách du học định cư Canada cho du học sinh
Có thể thấy, mặc dù có khá nhiều chính sách và ngành nghề để lựa chọn khi định cư tại Canada, nhưng cần phải nắm rõ từ những thứ cơ bản nhất như NOC để biết được vị trí hiện tại của bạn trong thị trường lao động Canada là ở đâu để có thể có những kế hoạch phù hợp.
Nếu bạn quan tâm đến các chương trình du học và định cư tại Canada, hãy ghé thăm Trung tâm tư vấn du học TiimEdu để có thể tham khảo thêm chi tiết về các cơ hội cũng như điều kiện và chi phí nhé!