Thẻ APEC được biết đến là một “ tấm thẻ quyền lực” giúp các doanh nhân có thể nhập cảnh tại các nước trong khối APEC. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, việc di chuyển giữa các quốc gia sẽ giúp cho sự phát triển của kinh doanh được rộng mở hơn. Vậy APEC là gì? Điều kiện và phạm vi sử dụng thẻ APEC như thế nào? Hãy cùng TiimEdu tìm hiểu chi tiết hơn về tấm thẻ này nhé.
Thẻ APEC là gì?
Thẻ APEC (APEC Business Travel Card - ABTC) hay còn gọi là thẻ đi lại Doanh nhân APEC, là loại visa cho phép người sở hữu nhập cảnh tự do không giới hạn tại 21 quốc gia APEC bao gồm: Thái Lan, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,...
Thẻ đi lại doanh nhân APEC là loại thẻ được cơ quan chức năng có thẩm quyền trong APEC cấp cho doanh nhân của mình để thuận tiện hơn trong việc nhập cảnh tại các quốc gia thành viên. Hiện nay thẻ APEC được chia làm 2 loại chính là: thẻ cứng và thẻ điện tử với các giá trị và quyền lợi là tương đương nhau.
Đối tượng được cấp thẻ APEC là ai?
Quyết định số 54/2015/QD-TTG được bổ sung và sửa đổi của thủ tướng chính phủ về cấp và quản lý thẻ cho các doanh nhân APEC như sau:
Doanh nhân đang hoạt động tại nhà nước
Bao gồm các đối tượng sau:
- Chủ tịch công ty
- Hội đồng thành viên: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc; Phó giám đốc các doanh nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế; Giám đốc, Phó giám đốc các ngân hàng
- Kế toán trưởng, trưởng phòng, Phó trưởng phòng
Doanh nhân hoạt động tại trong doanh nghiệp tại Việt Nam
Doanh nhân đang hoạt động tại doanh nghiệp được thành lập hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, tổng giám đốc hoặc Giám đốc công ty, Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hợp tác xã
- Trưởng phòng trong các doanh nghiệp, Kế toán trưởng, Trưởng chi nhánh của các doanh nghiệp
Cán bộ công chức tham gia vào APEC
Các đối tượng bao gồm:
- Bộ trưởng, Thứ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ,...
- Các cán bộ, công chức tham dự vào các cuộc họp, hội thảo của APEC
- Các trưởng đại diện hoặc phó đại diện của cơ quan thương mại Việt Nam tại các quốc gia thuộc APEC
Điều kiện cấp thẻ APEC là gì?
Theo quyết định số 54/2015/QĐ/-TTG, điều kiện để một doanh nhân được cấp thẻ APEC cần phải đáp ứng các điều kiện như sau:
- Doanh nhân muốn được cấp thẻ APEC cần phải ít nhất 18 tuổi trở lên.
- Doanh nhân có hộ chiếu còn hạn sử dụng ít nhất lá 12 tháng.
- Doanh nhân đang hoạt động tại các doanh nghiệp liên quan đến các lĩnh vực thương mại, hợp tác kinh doanh hoặc là đối tác kinh tế thành viên APEC.
- Doanh nhân đang hoạt động tại các doanh nghiệp được thể hiện bằng hợp đồng, hoặc quyết định bổ nhiệm chức vụ và tham gia đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ tại doanh nghiệp đang làm việc.
- Doanh nhân có nhu cầu đi lại các chuyến đi ngắn hạn trong các nước APEC để ký kết
- Doanh nhân đó không thuộc vào các trường hợp bị cấm hoặc tạm hoãn xuất nhập cảnh tại Việt Nam.
▷ Tham khảo: Nộp hồ sơ làm hộ chiếu mất bao lâu thì có kết quả?
Trách nhiệm khi sử dụng thẻ APEC
Sau khi đã đạt đầy các tiêu chí để nhận thẻ APEC, các doanh nhân cần có trách nhiệm tốt trong việc bảo vệ và giữ gìn thẻ APEC cho thật tốt, cụ thể bạn hãy tham khảo bên dưới.
Khi sử dụng thẻ, doanh nghiệp phải báo cáo về tình hình sử dụng thẻ hàng năm( chậm nhất vào ngày 31/12). Trong trường hợp doanh nghiệp không báo cáo hoặc báo cáo muộn sẽ bị coi là vi phạm quy chế và thẻ APEC sẽ bị thu hồi và không còn giá trị sử dụng.
Với các doanh nhân nước ngoài khi sử dụng thẻ APEC phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam về xuất- nhập cảnh.
Doanh nhân Việt Nam khi được cấp thẻ cần phải giữ gìn và bảo quản thẻ thật tốt, không được sửa chữa hay tự ý tẩy xóa hoặc làm sai lệch các thông tin hoặc hình thức trên thẻ.
Doanh nhân khi được cấp thẻ cũng cần phải tuân thủ chặt chẽ pháp luật luật về xuất- nhập cảnh.
Số hộ chiếu được ghi trên thẻ APEC phải khớp với hộ chiếu mà doanh nhân đang sử dụng.
Trong những trường hợp, doanh nhân không còn hoạt động tại cơ quan, tổ chức hoặc các chức vụ trên thì cần trả lại thẻ cho cơ quan, doanh nghiệp.
Quyền lợi của thẻ APEC
Thẻ APEC mang lại rất nhiều quyền lợi đặc biệt như:
- Được miễn visa xuất nhập cảnh tại các quốc gia được in mặt sau của thẻ APEC. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian xin visa cũng như gia hạn thêm thời gian nếu như doanh nhân muốn kéo dài thời gian cư trú tại quốc gia đó.
- Trong thời gian thẻ còn hiệu lực, người sở hữu có thể xuất- nhập cảnh không giới hạn( thuộc diện miễn visa).
- Doanh nhân khi sở hữu APEC sẽ luôn được ưu tiên trong thủ tục xuất nhập cảnh, đồng thời có cổng riêng để di chuyển.
- Các doanh nhân khi sử dụng thẻ sẽ sẽ được lưu trú tại các quốc gia thuộc khối APEC với thời gian từ 60 đến 90 ngày
- Những doanh nhân có thẻ APEC sẽ có thể xin visa dễ dàng với các quốc gia không thuộc khối này.
Quy trình và thủ tục đăng ký thẻ APEC
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu các thủ tục đăng ký làm thẻ APEC thì có thể khảo cụ thể các bước:
Xin văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC của thẩm quyền
Để thực hiện thủ tục xin văn bản sử dụng thẻ bạn hãy tham khảo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ xin sử dụng thẻ APEC bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
- Mẫu văn bản đề nghị của doanh nghiệp do một bên đại diện có ký tên và đóng dấu.
- Các mẫu bản sao có công chứng gồm: Hợp đồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc các chứng từ xuất nhập khẩu. Đối với các chứng thư từ. LC, vận đơn, tờ khai hải quan hay các giấy tờ xác nhận khác không quá 1 năm. Trường hợp, các văn bản là tiếng nước ngoài thì bạn cần bổ sung thêm một bản dịch tiếng Việt.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản gốc hộ chiếu và 3 bản sao có chứng thực gần nhất.
- Giấy quyết định bổ nhiệm chức vụ với trên 1 năm chức vụ( bản sao có chứng thực)
- Mẫu giấy xác nhận bảo hiểm theo xã hộ
- Hợp đồng lao động bản sao
Với các cán bộ viên chức sẽ cần phải chuẩn bị thêm các loại giấy tờ như:
- Văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ ABTC( theo Bộ, sở, ban hoặc ngành)
- Quyết định của cấp có thẩm quyền cử tham gia hoạt động APEC( có bản sao chứng thực)
- Hộ chiếu cá nhân xin phép sử dụng thẻ APEC (bản sao có chứng thực)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Trong quá trình nộp hồ sơ, bạn cần phải mang hồ sơ đến các cục có thẩm quyền như: Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Sở Ngoại vụ, Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp, Ban Quản lý Khu Công nghệ cao hoặc Ban Quản lý Khu Đô thị
Xin cấp thẻ APEC chính thức
Sau khi thực hiện đủ 2 bước chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ thì các doanh nhân cần tiếp tục thực hiện thủ tục xin cấp thẻ APEC chính thức.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp thẻ APEC
- 1 Tờ giấy khai đề nghị cấp, cấp lại thẻ APEC có xác nhận và giáp lai ảnh của cơ quan trực tiếp quản lý doanh nhân
- 2 Ảnh kích thước 3x4cm (1 ảnh dán vào tờ khai và 1 ảnh để rời), phông nền trắng
- 1 Văn bản cho phép sử dụng thẻ APEC bao gồm: Văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Văn bản của Thủ trưởng cơ quan cấp Bộ, Văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cục xuất nhập cảnh
Ở bước này, doanh nhân sẽ mang hồ sơ đến và cũng là nơi nhận hồ sơ khi đã có kết quả tại Cục 1uản lý xuất-nhập cảnh. Dưới đây là một số địa chỉ cụ thể nếu như bạn chưa biết cục quản lý xuất nhập cảnh ở đâu.
- Hà Nội: 44-46 đường Trần Phú, quận Ba Đình, Hà Nội
- TP HCM: 333-335-337 đường Nguyễn Trãi, Q1, TP. Hồ Chí Minh
- Đà Nẵng: Số 7 Trần Quý Cáp, TP Đà Nẵng
Bước 3: Nhận thẻ APEC tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh
Khi hồ sơ được duyệt, bạn hãy đến cục quản lý xuất nhập cảnh xuất trình biên nhận và biên lai thu tiền để đối chiếu. Khi đó, các cán bộ công an sẽ xác nhận yêu cầu và cấp thẻ APEC cho bạn.
Thẻ APEC là gì? Đây là một tấm thẻ đặc biệt sẽ cho phép các doanh nhân di chuyển giữa các nước trong khối APEC mà không cần phải xin visa. Với những ưu điểm tuyệt vời như vậy, thẻ APEC sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời cho những ai thường xuyên đi công tác giữa các nước trong khu vực. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về thẻ APEC này, đừng quên liên hệ ngay tới Trung tâm Tư vấn du học TiimEdu để được giải đáp nhé.