Hành trang du học

Đạo văn là gì? Bao nhiêu phần trăm bị tính là đạo văn?

Ngày đăng:09.12.2024

5/5 (1 Reviews)

Đạo văn là một trong những vấn đề nhức đang được rất nhiều người trong lĩnh vực sáng tạo hiện nay quan tâm. Bởi đơn giản đây là hành động sao chép nội dung hoặc ý tưởng của người khác mà không được mọi người công nhận. Vậy đạo văn là gì? Bao nhiêu phần trăm bị tính là đạo văn? Cùng TiimEdu tìm hiểu rõ hơn trong bài viết hôm nay nhé.

Đạo văn là gì?

Đạo văn (plagiarism) hay còn gọi là hành vi sao chép nội dung, ý tưởng hoặc bất kỳ tác phẩm nào khác mà không được sự công nhận từ tác giả. Trên thực tế, việc diễn đạt ý tưởng hoặc sử dụng nguồn thông tin của người khác mà không có sự đồng ý của tác giả hoặc trích nguồn chuẩn sẽ bị coi là hành vi đạo văn.

Trong môi trường học thuật, việc đạo văn sẽ phải nhận hậu quả rất nặng nếu bị phát hiện ra bởi "nguyên mấu" (origin) là yếu tố bắt buộc cho các tài liệu học thuật. Còn đối với các ngành nghề sáng tạo, việc đạo văn có thể xem là vi phạm đạo đức nghề nghiệp và sẽ làm mất uy tín của người sao chép, một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các vụ kiện tụng, bồi thường.

Đạo văn (plagiarism) là hành vi sao chép nội dung

Các hình thức đạo văn phổ biến

Có thể nói, tùy thuộc vào mức độ sao chép hoặc sự tương đồng với những tài liệu đã có mà đạo văn có thể được chia thành nhiều loại, trong đó một số hình thức phổ biến nhất hiện nay có thể nhắc đến như:

Các hình thức đạo văn thường gặp

Tự đạo văn

Tự đạo văn có thể hiểu là khi bạn viết 1 bài báo nhưng lại gửi bài đó cho tận 5 người cùng 1 lúc thì lúc này bạn đã vi phạm vào 1 lỗi tự đạo văn của chính mình. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng và trích dẫn đúng cách thì sẽ không bị coi là đạo văn. Đây chắc chắn là một hành vi cho thấy sự lười biếng của người viết và thiếu đi sự sáng tạo vốn có.

Đạo văn hoàn toàn

Đây là kiểu đạo văn mà mọi người có thể dễ dàng nhìn nhận nhất khi người viết sao phép toàn bộ nội dung của một tác phẩm đó mà không hề chỉnh sửa. Với việc đạo văn hoàn toàn sẽ được coi là hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ và làm mất đi tính sáng tạo của các công trình nghiên cứu.

Đạo văn trực tiếp

Đạo văn trực tiếp hay còn được hiểu là việc sử dụng một tài liệu sang bài viết, công trình của mình mà không trích nguồn. Tuy vậy, loại hình đạo văn này cũng có sự khác biệt so với đạo văn hoàn toàn đó các tác giả sẽ lấy một đoạn để đưa vào mà không được ghi nhận( hay kể cả được ghi nhận).

Đạo văn diễn giải

Một dạng đạo văn cũng tương đối phổ biến đặc biệt là rất nhiều sinh viên thường hay mắc phải. Đạo văn diễn giải tức là người viết sẽ sử dụng lại một tác phẩm hay công trình dự án rồi diễn đạt lại theo ý của họ. Mặc dù bạn không hề sao chép trực tiếp từ tác phẩm, nhưng những ý tưởng và nội dung cốt lõi đều vẫn thuộc về tác giả gốc mà vẫn không được ghi nhận.

Đạo văn chắp vá

Kiểu đạo văn chắp vá cũng thường rất dễ bị bỏ qua khi các thủ thuật và tinh vi có thể khiến người đọc, người xem bỏ sót. Ở đây, người viết sẽ không sử dụng một nguồn duy nhất mà có sự kết hợp của nhiều nguồn để kết hợp lại thành một bản hoàn chỉnh cho bản thân

Đạo văn dịch thuật

Đạo văn dịch thuật tức là bạn sẽ sử dụng một tác phẩm của nước ngoài và dịch hoàn toàn sang ngôn ngữ của nước ta thì vẫn bị coi là đạo văn. Đến nay, vẫn còn nhiều người cho rằng dịch thuật không phải là đạo văn nhưng nếu người dịch không trích đúng cách thì vẫn có thể vi phạm vào nguyên tắc học thuật.

Bao nhiêu phần trăm trùng lặp thì bị tính là đạo văn?

Trên thực tế , để xác định một tác phẩm hay một công trình nghiên cứu có bị đạo văn hay không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố bao gồm: mục đích sử dụng hay các thức trích dẫn tài liệu ra sao. Cụ thể về những quy định về tính đạo văn như sau:

Quy định về mức độ trùng lặp bị tính là đạo văn

Quy định về tỷ lệ trùng lặp

Thông thường quy định về tỷ lệ trùng lặp sẽ tùy thuộc vào các cơ sở giáo dục và sẽ rơi vào khoảng 20-25%. Một công trình nghiên cứu khi đạt mức dưới 15% sẽ tạm coi ở mức an toàn nhưng nếu từ 25% trở lên sẽ bị coi là đạo văn và bạn cần phải sửa ngay lập tức.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trùng lặp

Có rất nhiều yếu tố tác động đến tỷ lệ trùng lặp đến các công trình nghiên cứu và trong số đó có thể kể đến như:

  • Loại tài liệu sử dụng: Nếu bạn sử dụng các loại tài liệu liên quan đến các bài báo khoa học hoặc luận văn thì tỷ lệ trùng lặp tương đối thấp do chúng cần tính độc quyền và sáng tạo
  • Trích dẫn nguồn: Phần lớn các tỷ lệ trùng lặp cao thường liên quan đến việc trích dẫn nguồn không hợp lý.
  • Các ngành học hoặc lĩnh vực nghiên cứu: Một số ngành đặc thù như: luật hoặc khoa học tự nhiên sẽ cần tính nguyên văn chính xác nên cần phải trích hoàn toàn.

Phân biệt trùng lặp và đạo văn

Để có thể phân biệt và hiểu rõ hơn giữa trùng lặp và đạo văn thì bạn có thể theo dõi bảng so sánh như sau:

Tiêu chíTrùng lặpĐạo văn
Mức độ nghiêm trọngTrùng lặp thường ít nghiêm trọng hơn và đôi khi có thể là do vô tìnhĐạo văn được xem là hành vi ăn cắp đạo nhái ý tưởng rất nghiêm trọng và có thể xử lý các hậu quả pháp lý.
Nguyên nhânNhiều nguyên nhân dẫn đến trùng lặp như: dùng 1 tài liệu hoặc cách diễn đạt gần giốngDo cố ý sao chép và không trích nguồn đầy đủ
Hậu quảTuỳ thuộc vào tỷ lệ trùng lặp mà nhà trường hoặc cơ quan sẽ yêu cầu người viết sửa lạiCó thể bị huỷ bài và không được công nhận bài đó

Hậu quả của đạo văn

Có thể nói, việc đạo văn có thể lại hậu quả rất nghiêm trọng ngay cả trong con đường học thuật lẫn công việc. Nếu du học t Cụ thể những hậu quả có thể xảy ra như sau:

Hậu quả của đạo văn

Học thuật

Trong con đường học thuật, bất kỳ sinh viên nào vi phạm đạo văn đều sẽ bị xử lý theo quy định của nhà trường. Nhiều trường đại học trên thế giới áp dụng hình phạt nặng nề đối với hành vi đạo văn, từ cảnh cáo đến đình chỉ hoặc đuổi học. Cụ thể:

  • Bị mất uy tín trước các sinh viên hay giảng viên nghiên cứu khác làm mất cơ hội phát triển con đường học thuật về sau. Một lần vi phạm đạo văn có thể ảnh hưởng đến khả năng được nhận vào các trường đại học hoặc xin học bổng.
  • Trong quá trình theo học, nếu phát hiện đạo văn thì có thể tước bỏ các bằng cấp, điểm tích lũy, tín chỉ hiện có.
  • Ở mức độ nặng hơn thì có thể bị xử phạt hành chính nếu bài học thuật đó gây tổn hại đến các cá nhân tổ chức khác.

Một ví dụ đó là tại Đại học Havard vào năm ngoái, một sinh viên khi du học Mỹ nổi tiếng trong khoa Xã hội học với thành tích học tập xuất sắc. Với điểm số cao và các hoạt động ngoại khóa năng động, Alex J đã giành được một suất học bổng toàn phần trị giá 150 triệu đồng mỗi năm, giúp anh ấy trang trải học phí và chi phí sinh hoạt.

Tuy nhiên,trong kỳ thi cuối kỳ môn "Nghiên cứu Xã hội học hiện đại," Alex được giao một bài luận phân tích về “The Impact of Social Media on Teens' Perception" (Tác động của truyền thông xã hội đối với nhận thức của thanh thiếu niên) Để tiết kiệm thời gian, Alex đã sao chép gần như toàn bộ một bài luận được đăng trên mạng bởi một sinh viên quốc tế từ năm 2018.

Minh Anh chỉ thay đổi một số câu từ nhỏ, nhưng không trích dẫn nguồn gốc của tài liệu. Thật không may cho Minh Anh, phần mềm kiểm tra đạo văn mà giáo viên sử dụng đã phát hiện mức độ tương đồng của bài luận lên tới 85%. Giáo viên lập tức báo cáo trường hợp này lên hội đồng kỷ luật và Alex đã bị tước gói học bổng và đuổi học vô thời hạn.

Công việc

Còn trong công việc thì đạo văn thường xảy ra trong các bài viết báo cáo hoặc các ý tưởng sản phẩm,...Những hậu quả của việc đạo văn trong công việc có thể kể đến như:

  • Có thể liên quan đến các vấn đề vi phạm bản quyền dẫn đến các trường hợp vi phạm pháp lý. Đạo văn trong các tác phẩm đã được bảo vệ bản quyền có thể dẫn đến kiện tụng và yêu cầu bồi thường tài chính.
  • Khi bị phát hiện đạo văn thì nhân viên có thể sẽ bị công ty sa thải ngay để tránh việc mất hình ảnh công ty.
  • Khó khăn trong xin việc tìm kiếm việc làm khi đạo văn đã ảnh hưởng tới các yếu tố đạo đức rất lớn.

Một ví dụ đạo văn có thể làm sụp đổ cả một sự nghiệp là trường hợp của bà Claudine Gay, Hiệu trưởng Đại học Harvard đã phải tuyên bố từ chức vào tháng 1/2024 sau hàng loạt cáo buộc đạo văn trong luận án tiến sĩ và các công trình nghiên cứu khác. Sau tuyên bố từ chức, bà Claudine Gay trở thành hiệu trưởng có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử của Đại học Harvard. 

Cách tránh đạo văn

Bên cạnh những rủi ro về đạo văn, TiimEdu sẽ chia sẻ thêm cho các bạn một số cách để phòng tránh vấn đề này như sau:

Cách tránh đạo văn

Trích dẫn đúng cách

Một trong những biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất được rất nhiều người áp dụng đó chính là trích nguồn đúng cách. Có rất nhiều phương pháp có thể trích nguồn mà bạn có thể tham khảo như: APA, MLA, hoặc Chicago,...Do đó, hãy hiểu rõ loại hình tài liệu mà bạn đang sử dụng để có thể trích nguồn hợp lý nhất nhé.

Sử dụng công cụ kiểm tra đạo văn

Ngày nay, các công cụ kiểm tra đạo văn xuất hiện ngày càng phổ biến hơn để phục vụ cho các nhà sáng tạo. Người dùng hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí hoặc trả phí để phát hiện ra các vị trí đang trùng lặp và sửa lại cho đúng. Ngoài ra, nhiều công cụ còn có những phần mềm giúp viết lại câu cực tiện lợi nhằm giảm thiểu tối đa tình trạng đạo văn.

Học cách diễn giải

Bên cạnh việc sử dụng các công cụ thì việc tự học cách diễn giải cũng là một cách để tránh việc bị đạo văn. Để có thể diễn ra tốt thì đòi hỏi bạn phải hiểu sâu nội dung và sử dụng các từ ngũ của mình để trình bày lại các đoạn đó một cách hợp lý nhất.

Tham khảo nhiều nguồn

Việc tham khảo vào các nguồn sẽ giúp cho bạn tìm được nhiều thông tin hay và hữu ích hơn. Có rất nhiều nguồn mà người dùng có thể tham khảo bao gồm các tài liệu trong nước hay tài liệu nước ngoài cực phong phú. Tuy nhiên, bạn cần phải có kỹ năng tổng hợp tài liệu tốt để lựa chọn ra nguồn an toàn và chính thống.

Như vậy, có thể nói đạo văn là một hành vi sao chép ý tưởng gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến học tập cũng như công việc sau này. Để tránh mắc phải những sai lầm về đạo văn thì bạn nên trích nguồn đầy đủ cũng như diễn đạt lại các ý tưởng đó theo đúng ý của mình. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề đạo văn đừng quên liên hệ ngay tới TiimEdu để được tư vấn hỗ trợ nhé.

bottom-decoration

TiimEdu chuyên tư vấn du học các nước Á - Âu - Úc - Mỹ

TiimEdu luôn cập nhật những thông tin tuyển sinh, cơ hội việc làm mới nhất của các nước như Singapore, Malaysia, Đức, Mỹ, Úc, Anh,…

Liên hệ để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ và giải đáp vấn đề của bạn nhé!

Liên hệ với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm tin tức
Adelaide - Thành phố đáng sống cho du học sinh tại Úc

Adelaide - Thành phố đáng sống cho du học sinh tại Úc

Adelaide là thành phố lớn nhất bang Nam Úc và được rất nhiều người chọn để sinh sống, học tập, làm việc. Tìm hiểu tại sao Adelaide lại cực kỳ đáng sống.

Ngày 25.12.2024

Xem chi tiết
DELE là gì? Cấu trúc và lịch thi chứng chỉ tiếng Tây Ban Nha

DELE là gì? Cấu trúc và lịch thi chứng chỉ tiếng Tây Ban Nha

Tìm hiểu về DELE: Chứng chỉ tiếng Tây Ban Nha quốc tế. Cấu trúc bài thi, lợi ích và lịch thi mới nhất để chinh phục mục tiêu học tiếng Tây Ban Nha!

Ngày 24.12.2024

Xem chi tiết
NOC là gì? Hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia Canada

NOC là gì? Hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia Canada

Khám phá NOC – hệ thống phân loại nghề nghiệp quốc gia Canada giúp bạn hiểu rõ mã kỹ năng và ngành nghề, hỗ trợ định cư diện tay nghề hiệu quả.

Ngày 23.12.2024

Xem chi tiết
Top 5 ngành đang cần nhân lực ở Canada để dễ dàng định cư

Top 5 ngành đang cần nhân lực ở Canada để dễ dàng định cư

Khám phá top 5 những ngành dễ định cư nhất hiện nay ở Canada và các chi phí cần thiết cho việc định cư. Kinh nghiệm xin định cư Canada hiệu quả. Xem ngay!

Ngày 19.12.2024

Xem chi tiết
Ireland là nước nào? Tìm hiểu về đất nước Ireland và người Irish

Ireland là nước nào? Tìm hiểu về đất nước Ireland và người Irish

Ireland là nước nào? Tìm hiểu về đất nước Ireland xinh đẹp, giàu văn hóa, khí hậu dễ chịu, kinh tế phát triển và điểm đến lý tưởng cho du học.

Ngày 16.12.2024

Xem chi tiết
zalo
messenger