Bạn đang có ý định du học hay định cư tại các quốc gia nói tiếng Anh, nhưng không biết nên sử dụng loại chứng chỉ nào cho tiện lợi? Vậy thì PTE chính là loại chứng chỉ mà bạn cần. Với cấu trúc bài thi hiện đại, quy trình chấm điểm minh bạch và thời gian nhận kết quả nhanh chóng, PTE đang thu hút sự quan tâm của nhiều du học sinh và người định cư. Trong bài viết dưới đây, Tiimedu sẽ cung cấp chi tiết những thông tin mà bạn cần biết về chứng chỉ PTE.
PTE là gì?
PTE (viết tắt của Pearson's Test of English) là một kỳ thi tiếng Anh bằng máy tính, nhằm đánh giá toàn diện kỹ năng ngôn ngữ của người học thông qua bốn kỹ năng cơ bản là: nghe, nói, đọc và viết. Chứng chỉ PTE hiện nay có ba loại chính: PTE Academic (học thuật), PTE General (tổng hợp) và PTE Young Learners (dành cho trẻ em).
PTE là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế được phát triển bởi Tập đoàn Pearson. Đây là một trong những tổ chức giáo dục và xuất bản hàng đầu thế giới. Do đó, chứng chỉ PTE được công nhận ở nhiều quốc gia và được sử dụng cho các mục đích như du học, định cư, tìm việc làm...
PTE Academic là gì?
PTE Academic là bài thi mang tính học thuật cao hơn hết. So với hai loại bài thi còn lại, PTE Academic được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu về hồ sơ đi du học, xin visa, định cư hay chỉ đơn giản là nâng cao kỹ năng ngôn ngữ. Do đó bài thi này được sử dụng rộng rãi hơn nhờ tính ứng dụng cao và nhận được sự công nhận gần như tuyệt đối từ các tổ chức giáo dục, chính phủ ở nhiều quốc gia.
Thông thường, bài thi PTE Academic sẽ bao gồm ba phần với tổng thời gian thi trong vòng 2 giờ đồng hồ: phần 1 là phần nói và viết kéo dài từ 77 - 93 phút, phần 2 là đọc, thời gian làm bài từ 32 - 41 phút và phần 3 là phần nghe từ 45-57 phút.
Bên cạnh đó, một điểm vô cùng đặc biệt của bài thi này đó là được tiến hành hoàn toàn trên máy tính và chấm điểm bằng công nghệ AI hiện đại, qua đó, giúp cho việc đánh giá trình độ của thí sinh được tính chính xác và khách quan nhất.
Chứng chỉ PTE được công nhận ở đâu?
Hiện nay, chứng chỉ PTE đã có hơn 9.000 tổ chức tại hơn 130 đất nước chấp nhận để chứng minh năng lực tiếng Anh, hoàn thiện hồ sơ nhập học, làm việc và hoàn thiện thủ tục nhập cư. Cụ thể như sau:
Đối với du học
Chứng chỉ PTE được sử dụng trong hồ sơ du học tại:
- Toàn bộ các trường đại học và cao đẳng tại Úc, New Zealand công nhận.
- Khoảng hơn 2/3 các trường đại học, cao đẳng của Canada, Mỹ công nhận, bao gồm cả các trường đại học danh tiếng như: Stanford, Yale,...
- Khoảng 98% trường đại học, cao đẳng tại Anh công nhận.
- Hiệp hội Quốc tế TESOL chấp nhận.
- Bộ phận tuyển sinh của các trường Đại học tại Phần Lan chấp nhận.
Đối với nhập cư
Đối với trường hợp nhập cư, chứng chỉ PTE được công nhận tại:
- Bộ di trú Úc (DIAC) quyết định công nhận.
- Tương tự, Bộ Nhập cư và Bảo vệ Biên giới Úc (DIBP) cũng công nhận.
- Dịch vụ Quốc tịch và Di dân Ireland (INIS) chấp nhận PTE Academic cho visa du học Ireland, áp dụng cho sinh viên học tập dài hạn tại quốc gia này.
- Cục Biên giới Liên Hiệp Vương Quốc Anh cũng công nhận PTE Academic cho visa sinh viên Thường bậc 4 (Tier 4 General Student) và các dạng visa Tier 1 và Tier 2.
- Một số Đại sứ quán cũng cho rằng PTE Academic là tiêu chí tiếng Anh phù hợp trong quy trình xét hồ sơ visa du học, làm việc và định cư.
Cấu trúc đề thi PTE
Cấu trúc bài thi PTE gồm 4 kỹ năng nghe, nói, đọc và viết được chia làm 3 phần thi kéo dài 180 phút. Cụ thể:
Phần thi Nói & Viết
Thời gian: 77 - 93 phút
Nội dung: bao gồm 20-24 câu hỏi được chia làm các phần cụ thể:
- Giới thiệu về bản thân
- Đọc và lập lại câu
- Mô tả hình ảnh
- Tóm tắt lại bài giảng
- Trả lời câu hỏi ngắn
- Tóm tắt bài viết
- Viết bài luận
Phần thì Đọc
Thời gian: 32 - 41 phút
Nội dung: bài thi gồm 32-41 câu hỏi, cấu trúc của phần thi đọc sẽ bao gồm:
- Đọc đoạn văn và chọn đáp án đúng nhất
- Đọc và sắp xếp lại ngữ pháp trong đoạn văn
- Đọc và điền vào chổ trống
- Viết tóm tắc
Phần thi nghe
Thời gian: 45 - 57 phút
Nội dung: bài thi nghe sẽ gồm 45-50 với phần cấu trúc như sau:
- Nghe và chọn đáp án đúng
- Nghe và điền từ còn thiếu vào chổ trống
- Viết tóm tắc nội dung được nghe
- Nối thông tin
- Phân biệt giọng nói
Điểm PTE bao nhiêu là cao?
PTE Academic được tính trên thang điểm từ 10 đến 90, do đó điểm PTE cao nhất mà học sinh có thể đạt được là 85 đến 90 điểm. Bên cạnh đó, điểm cũng có thể chia là 6 nhóm tương đương với cấp bậc từ A1 đến C2 như sau:
- PTE từ 10-29: tương đương với tiếng anh A1
- PTE từ 30-42: tương đương với tiếng anh A2
- PTE từ 43-58: tương đương với tiếng anh B1
- PTE từ 59-75: tương đương với tiếng anh B2
- PTE từ 76-84: tương đương với tiếng anh C1
- PTE từ 85-90: tương đương với tiếng anh C2
Để đánh giá mức điểm PTE, cần phải xét đến các yếu tố về năng lực và mục đích thi của mỗi cá nhân, bởi lẽ mỗi quốc gia, mỗi trường học sẽ có điều kiện điểm PTE khác nhau. Do đó, bạn cần phải tìm hiểu kĩ về mức điểm PTE tối thiểu mà quốc gia, trường học mình muốn định cư, du học yêu cầu.
Tuy vậy, bạn cần phải đạt ít nhất từ 40 điểm trở lên trên tổng số 90 điểm của chứng chỉ PTE, để tăng cơ hội xin được visa du học và đáp ứng điều kiện định cư.
Cách tính điểm PTE
Điểm PTE được tính dựa trên 70% kỹ năng giao tiếng và 30% kỹ năng hỗ trợ.
Trong đó:
- Kỹ năng giao tiếp được chia làm: 20% nghe, 25% nói, 15% đọc và 10% viết.
- Kỹ năng hỗ trợ được tính trên khả năng phát âm, ngữ pháp, chính tả, từ vựng,...
Bài thi PTE sử dụng công nghệ AI chấm bài thay cho giáo viên. Điểm tổng của bài thi không được tính bằng cách lấy trung bình các điểm thành phần mà dựa trên nhiều yếu tố khác nhau về các kỹ năng bổ trợ như phát âm, sử từ vựng, vận dụng ngữ pháp và khả năng nói trôi chảy. Điều này giúp đảm bảo cho việc đánh giá khả năng ngôn ngữ của người thi được toàn diện và khách quan nhất.
▷ Tham khảo thêm: SAT là gì? Thông tin cần biết về kỳ thi SAT
Cách quy đổi điểm PTE sang IELTS và TOEFL
PTE, IELTS và TOEFL là các chứng chỉ tiếng anh được sử dụng phổ biến và thông dụng hiện nay. Tùy vào từng quốc gia, trường và chứng chỉ du học mà sẽ yêu cầu các loại chứng chỉ tiếng anh khác nhau. Để quy đổi PTE sang IELTS và TOEFL tham khảo bảng sau:
Cách quy đổi PTE sang IELTS
Để quy đổi điểm PTE sang IELTS, sinh viên có thể tham khảo bảng quy đổi sau:
Điểm PTE | Điểm IELTS |
30 | 4.5 |
36 | 5.0 |
42 | 5.5 |
50 | 6.0 |
58 | 6.5 |
65 | 7.0 |
73 | 7.5 |
79 | 8.0 |
83 | 8.5 |
86 | 9.0 |
Cách quy đổi PTE sang TOEFL
Để quy đổi điểm PTE sang TOEFL iBT, sinh viên có thể tham khảo bảng quy đổi sau:
Điểm PTE | Điểm TOEFL iBT |
38 | 40 – 44 |
42 | 54 – 56 |
46 | 65 – 66 |
50 | 74 – 75 |
53 | 79 – 80 |
59 | 87 – 88 |
64 | 94 |
68 | 99 – 100 |
72 | 105 |
78 | 113 |
84 | 120 |
Du học thì nên thi PTE, IELTS hay TOEFL?
PTE, IELTS và TOEFL là các chứng chỉ tiếng anh cần có để xin định cư và du học tại nhiều quốc gia hiện nay. Việc lựa chọn thi PTE, IELTS hay TOEFL còn phụ thuộc vào quốc gia nơi bạn muốn đến. Ví dụ:
- Chứng chỉ PTE sẽ được sử dụng phổ biến hơn tại Anh, Australia, Canada, New Zealand,...
- Chứng chỉ IELTS được sử dụng phổ biến ở hầu hết mọi quốc gia hiện nay
- Chứng chỉ TOEFL được sử dụng rộng rãi hơn ở Mỹ
Do đó, việc lựa chọn thi chứng chỉ tiếng anh nào còn phụ thộc vào mục đích, năng lực và kinh phí của mỗi sinh viên. Dưới đây là bảng so sánh PTE, IELTS và TOEFL giúp các bạn sinh viên phân biệt rõ hơn 3 loại chứng chỉ này:
So sánh | Chứng chỉ PTE | Chứng chỉ IELTS | Chứng chỉ TOEFL |
Thang điểm | 10-90 | 0 - 9.0 | 0-120 |
Lệ phí thi | 3.900.000đ - 4.100.000đ | 4.400.000đ - 5.200.000đ | 3.900.000đ - 4.600.000đ |
Hình thức thi | Thi trên máy tính | Thi viết và nói trực tiếp | Thi trên máy tính |
Cấu trúc bài thi | Gồm 3 phần: Nghe, Nói, Đọc & Viết | Gồm 4 phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết | Gồm 4 phần: Nghe, Nói, Đọc, Viết |
Thời gian thi | 180 phút | 180 phút | 240 phút |
Tính công nhận | Hơn 6.000 tổ chức trên thế giới | Hơn 11.000 tổ chức trên thế giới | Hơn 13.000 tổ chức trên thế giới |
Lệ phí thi PTE bao nhiêu tiền?
Tại Việt Nam, lệ phí thi PTE hiện nay rơi vào khoảng 180 USD ( tương đương gần 4,4 triệu VNĐ) nhưng con số này có thể thay đổi mỗi năm. Tuy vậy, so với các chứng chỉ ngoại ngữ khác như IELTS, chi phí thi PTE được xem là thấp hơn.
Đặc biệt, nếu thí sinh đăng ký thi sớm trước 48 giờ, lệ phí chỉ dao động từ 150 đến 170 USD (khoảng 3,7 - 3,9 triệu VNĐ). Hơn nữa, việc đăng ký sớm sẽ giúp thí sinh chủ động được địa điểm thi và lịch thi một cách thuận tiện hơn. Do đó, nếu có ý định thi lấy chứng chỉ PTE thì bạn hãy lưu ý đăng ký thi sớm nhé!
Chứng chỉ PTE có hiệu lực trong bao lâu?
Giống như các chứng chỉ quốc tế khác như IELTS hay TOEIC, chứng chỉ PTE cũng có hiệu lực trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, riêng đối với các hồ sơ nhập cư và thẩm định kỹ năng nghề nghiệp tại Úc, thời hạn sử dụng của chứng chỉ PTE được kéo dài lên đến 3 năm.
Ngoài ra, các loại visa lao động đặc biệt tại một số quốc gia có thể có yêu cầu riêng về thời hạn sử dụng của chứng chỉ này. Do đó, thí sinh nên kiểm tra kỹ lưỡng các yêu cầu của hồ sơ để có kế hoạch học và thi hợp lý.
▷ Xem thêm: Điểm GPA là gì? Cách tính và quy đổi điểm GPA nhanh
Thi PTE bao lâu có kết quả?
Kết quả kiểm tra PTE thường được công bố trong vòng 5 ngày làm việc sau khi hoàn thành bài thi. Ngày làm việc được tính từ thứ Hai đến thứ Sáu, không bao gồm các ngày lễ quốc gia của Anh và Mỹ. Khi công bố kết quả, Pearson sẽ gửi email thông báo đến bạn hoặc bạn có thể truy cập vào tài khoản cá nhân trên trang web của tổ chức PTE để xem điểm số của mình.
Vậy là thông qua bài viết, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn về PTE - một bài kiểm tra không chỉ đo lường kiến thức mà còn là “tấm vé thông hành” đưa bạn đến những vùng đất mới. Việc hiểu rõ về cấu trúc, cách tính điểm và các thông tin quan trọng về chứng chỉ PTE sẽ giúp bạn vượt qua kỳ thi này một cách tự tin và đạt được những kết quả tốt nhất. Hy vọng rằng bài viết này của Tiimedu sẽ giúp ích cho bạn trên hành trình chinh phục PTE của mình.