Trong bối cảnh của nền giáo dục hiện đại, điểm GPA đã không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh, sinh viên. Bên cạnh vai trò là chỉ số đánh giá năng lực học tập của mỗi cá nhân, GPA còn ảnh hưởng đến học bổng và cơ hội nghề nghiệp của chính họ. Tuy vậy, bạn đã thực sự hiểu hết về GPA, cách tính và quy đổi điểm giá trị này sang các thang điểm khác nhau trên toàn thế giới? Bài viết dưới đây của Tiimedu sẽ giúp bạn có thêm thông tin về vấn đề này.
Điểm GPA là gì?
GPA là viết tắt của Grade Point Average, hay còn gọi là điểm trung bình tích lũy. Đây là một con số được tính toán dựa trên điểm số của tất cả các môn học mà học sinh, sinh viên đã theo học trong một khoảng thời gian nhất định với số điểm tối đa là 4. Điểm GPA có thể cho nhiều giai đoạn, chúng có thể được tính cho 1 học kỳ, 1 năm học hay toàn bộ khóa học.
GPA cao cho thấy học sinh, sinh viên có thành tích học tập tốt, ngược lại GPA thấp thể hiện kết quả học tập chưa đạt. Ngoài ra, việc sử dụng điểm GPA giúp cho các nhà tuyển dụng, cơ sở giáo dục có thể đánh giá một cách khách quan và toàn diện về khả năng học tập, tiếp thu kiến thức của mỗi cá nhân.
Tuy nhiên, điểm GPA vẫn chưa phải là tất cả. Các trường đại học hàng đầu trên khắp thế giới vẫn luôn sẵn sàng đánh giá cao dựa vào các tiêu chí khác như hoạt động ngoại khóa, thư giới thiệu, bài luận, kinh nghiệm làm việc,... Như khi du học Malaysia, nếu đã tìm hiểu chắc bạn sẽ biết rằng nhiều trường đại học đánh giá toàn diện hồ sơ của ứng viên và tìm kiếm những cá nhân có tiềm năng mà không quá chú trọng vào điểm số của họ.
Cách tính điểm GPA
Ở Việt Nam, điểm GPA ở mỗi cấp học sẽ được tính theo các cách khác nhau.
Cách tính điểm GPA đại học
Do tính chất của chương trình đại học ở Việt Nam là giảng dạy và học tập theo hệ thống tín chỉ, nên cách tính điểm GPA sẽ phụ thuộc vào số lượng tín chỉ mà bạn đăng ký trong một kỳ học. Dưới đây là công thức tính điểm GPA bậc đại học mà Tiimedu muốn giới thiệu đến bạn:
GPA= (∑ (Điểm trung bình môn * số tín chỉ của môn đó))/ tổng số tín chỉ
Ví dụ: Nếu bạn đăng ký học 4 học phần trong một học kỳ và đạt được điểm số lần lượt như sau: Xác suất thống kê (3 tín chỉ) - 6 điểm, Nguyên lý kế toán (3 tín chỉ) - 6 điểm, Triết học (3 tín chỉ) - 7 điểm và Pháp luật đại cương (2 tín chỉ) - 8 điểm. Suy ra, điểm GPA của bạn sẽ là:
GPA = [(6x3) + (6x3) + (7x3) + (8x2)] / 11 = 6.63
Cách tính điểm GPA bậc phổ thông
Khác với bậc đại học, công thức tính điểm GPA của bậc phổ thông đơn giản hơn, dưới đây là công thức tính điểm GPA bậc phổ thông:
GPA= (∑ Điểm trung bình các năm học)/3
Ví dụ:
Nếu bạn có điểm kết thúc năm học trong 3 năm cấp 3 lần lượt là lớp 10 (7.4) – lớp 11 (7.0) – lớp 12 (8.2) thì điểm GPA toàn khóa của bạn là:
GPA = (7.4 + 7.0 + 8.2) / 3 = 7.5
Vậy, điểm GPA của bạn trong 3 năm học sẽ là 7.5 (theo thang điểm 10). Từ đây bạn cũng có thể quy đổi GPA của mình sang các thang điểm khác theo chuẩn quốc tế nếu muốn xét hồ sơ đi học.
Những lưu ý khi quy đổi và tính điểm GPA
Trong cách tính và quy đổi điểm GPA sẽ có sự khác biệt giữa GPA không có trọng số và GPA có trọng số. Cụ thể:
Điểm GPA không trọng số
Là điểm trung bình được tính trên thang điểm từ 0 - 4.0. Trong thang điểm không trọng số thì mức độ và tính chất khó của các môn sẽ không quan trọng. Điều đó có nghĩa là dù bạn có học ở trường, lớp chuyên hay trường, lớp thường thì mức tính và quy đổi điểm là như nhau.
Điểm GPA có trọng số
Là điểm trung bình đươcn tính trên thang điểm từ 0 - 5.0. Trong thang điểm có trọng số, sự cố gắng và nổ lực của bạn sẽ được phản ánh khách quan hơn. Điều đó đồng nghĩa với việc điểm GPA sẽ được phân theo cấp độ của từng ngôi trường hoặc lớp mà bạn đang theo học.
Việc tính và quy đổi chính xác sẽ giúp bạn chắc chắn hơn được tỷ lệ đậu du học tại các trường phù hợp. Tại một số quốc gia và trường trên thế giới chấp nhận thang điểm 10 của nước ta, do đó khi tìm trường sinh viên nên tìm hiểu thật kỹ để tránh bỏ lỡ các cơ hội tốt.
Cách quy đổi điểm GPA nhanh chóng
Do khung điểm số tại Việt Nam là thang điểm 10, vì vậy, khi thực hiện các quy trình làm hồ sơ du học, bạn cần phải tham khảo cách quy đổi điểm GPA sang thang điểm chuẩn hệ 4.0 của Mỹ và Châu Âu. Dưới đây, Tiimedu sẽ cung cấp cho bạn bảng quy đổi điểm GPA để giúp cho việc xác định mức điểm du học của bạn được nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn.
Tham khảo bảng quy đổi điểm GPA tại Việt Nam:
Bảng quy đổi điểm GPA tại Việt Nam | |||
Thang điểm 10 | Thang điểm 4 | Thang điểm chữ | Xếp loại |
8.5 - 10 | 4.0 | A | Giỏi |
8.0 - 8.4 | 3.5 | B+ | Khá giỏi |
7.0 - 7.9 | 3 | B | Khá |
6.5 - 6.9 | 2.5 | C+ | Trung bình khá |
5.5 - 6.4 | 2 | C | Trung bình |
5.0 - 5.4 | 1.5 | D+ | Trung bình yếu |
4.0 - 4.9 | 1 | D | Yếu |
< 4.0 | 0 | F | Kém |
Tham khảo bảng quy đổi điểm GPA tại Mỹ:
Bảng quy đổi điểm GPA tại Mỹ | |||
Thang điểm 10 | Thang điểm 4 | Thang điểm chữ | Xếp loại |
9.0 - 10 | 4.0 | A+ | Giỏi |
8.5 - 8.9 | 4.0 | A | Giỏi |
8.0 - 8.4 | 3.5 | B+ | Khá giỏi |
7.0 - 7.9 | 3.0 | B | Khá |
6.5 - 6.9 | 2.5 | C+ | Trung bình khá |
5.5 - 6.4 | 2.0 | C | Trung bình |
5.0 - 5.4 | 1.5 | D+ | Trung bình yếu |
4.0 - 4.9 | 1.0 | D | Yếu |
<4.0 | 0 | F | Kém |
Các thang điểm GPA phổ biến hiện nay
Mỗi nước sẽ có một thang điểm GPA khác nhau, do đó tùy vào từng nước du học mà điểm GPA yêu cầu cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là một vài thang điểm GPA thông dụng được sử dụng nhiều hiện nay:
- Thang điểm 10 (tính từ 1 - 10 điểm): được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, Hà Lan, Canada,...
- Thang điểm 5 (tính từ 1 - 5 điểm): được sử dụng phổ biến tại Nga, Đức, Áo,...
- Thang điểm 4 (tính từ 1 - 4 điểm): được sử dụng phổ biến tại Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản và hệ đại học tại Việt Nam.
- Thang điểm chữ (tính từ A - F): được sử dụng phổ biến tại Mỹ, Thái Lan, Úc, Canada,...
- Thang điểm % (tính theo tỷ lệ phần trăm): được sử dụng phổ biến tại Mỹ, Bỉ, Ba Lan,...
GPA bao nhiêu là giỏi?
Mỗi hệ thống giáo dục của mỗi đất nước đều sẽ có quy định về GPA xếp loại giỏi khác nhau. Chính vì vậy, để xác định mức điểm GPA loại giỏi hay các xếp hạng khác cần phải căn cứ vào quy định của giáo dục quốc gia.
Tuy vậy, thông thường, để được đánh giá GPA xếp loại giỏi nếu dựa vào thang điểm 4.0, thì GPA loại giỏi sẽ rơi vào phổ điểm từ 3.2-4.0. Đối với thang điểm 10, thì GPA phải đạt từ 8.0 trở lên. Còn đối với việc tính theo thang điểm chữ, thì bạn cần phải được xếp loại A hoặc A+ mới được xem là GPA loại giỏi.
Điểm GPA tối thiểu để đi du học?
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có một thể chế và hệ thống giáo dục khác nhau, do đó, yêu cầu GPA để được du học cũng sẽ phụ thuộc vào từng ngành, từng trường của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, để được xét hồ sơ đi du học bạn cần đáp ứng được yêu cầu GPA điểm tối thiểu là từ 7.0/10 (hay 3.0 trở lên theo thang điểm 4.0). Bạn càng đặt được số điểm GPA càng cao thì cơ hội được nhận vào các trường đại học danh tiếng càng lớn.
Điểm GPA đầu vào của một số nước
Để chọn lọc chất lượng đầu vào của sinh viên, hầu hết các trường trên thế giới đều đặt ra những mức điểm khác nhau để phân loại sinh viên.
Du học Úc
Điểm GPA tối thiểu để đi du học Úc là:
- Điểm GPA hệ trung học trên 6.5, đã hoàn tất chương trình học lớp 6 hoặc 7 ở Việt Nam
- Điểm GPA hệ học đại học, cao đẳngtrên 6.5, đã hoàn tất chương trình đại học năm nhất hoặc lớp 12 của một trong các trường chuyên tại Việt Nam nằm trong danh sách tuyển thẳng du học Úc.
- Điểm GPA hệ thạc sĩ trên 6.5, đã tốt nghiệp đại học hoặc có kinh nghiệm nghiên cứu.
Du học Canada
Điểm GPA tối thiểu để đi du học Canada là:
- Điểm GPA trên 6.5 cho hệ trung học
- Điểm GPA từ 6.0 - 7.0 cho hệ đại học, cao đẳng
- Điểm GPA trên 7.0 và đã tốt nghiệp đại học cho hệ cao học
Du học Mỹ
Điểm GPA tối thiểu để đi du học Mỹ là 7.0, tùy vào từng ngành đào tạo và mức độ danh tiếng của từng trường đại học khác nhau.
Điểm GPA tối thiểu để săn học bổng du học Mỹ là 8.5, tương đương GPA 3.5/4.0.
Bên cạnh GPA thì sinh viên cần đáp ứng đủ điểu kiện du học Mỹ khác.
Du học Trung Quốc
Để được du học Trung Quốc, bạn cần phải đạt GPA từ loại khá trở lên, tương đương 7.0/10 theo thang điểm 10 hay 3.0/4.0 theo thang điểm 4.0.
Ngoài ra, một số trường ở Trung Quốc, còn yêu cầu mức GPA cao hơn từ 8.0/10 hoặc yêu cầu điểm giỏi đối với các môn xã hội hoặc tự nhiên tùy theo đặc thù đào tạo của mỗi trường.
Du học Hà Lan
Để đi du học Hà Lan, du học sinh cần phải đạt yêu cầu điểm GPA thường từ 6.0 đến 6.5/10 trở lên, tùy thuộc vào trường và chương trình học. Ngoài ra, còn bắt buộc phải có chứng chỉ tiếng Anh như IELTS, TOEFL với điểm số đạt yêu cầu.
Du học Thụy Sĩ
Tương tự như Hà Lan, Thụy Sĩ cũng yêu cầu GPA từ 6.0 đến 6.5 trở lên và yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh với điểm số đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra, để có thể dễ dàng đi du học Thụy Sĩ, ngoài GPA, du học sinh cũng nên có thư giới thiệu, động cơ học tập, và kinh nghiệm làm việc (đối với các chương trình sau đại học).
Du học Malaysia
Thông thường, các trường đại học ở Malaysia yêu cầu GPA từ 6.5/10 trở lên. Tuy nhiên: Có nhiều trường đại học tư thục tại Malaysia có thể linh hoạt hơn về yêu cầu điểm số, đặc biệt đối với các chương trình đào tạo bằng tiếng Anh.
Thắc mắc của du học sinh về điểm GPA
GPA là điểm số quan trọng và bắt buộc trong hồ sơ xin du học, do đó có không ít các câu hỏi và thắc mắc liên quan đến điểm số này. Cụ thể:
Điểm GPA thấp nhưng điểm SAT cao thì đi du học được không?
Điểm GPA thấp nhưng điểm SAT cao sinh viên vẫn có cơ hội đi du học bởi GPA cũng chỉ là một trong các điểm cần có để đi du học bên cạnh các điểm khác. Tuy nhiên, điểm GPA thấp sẽ hạn chế cơ hội và tỷ lệ đậu hồ sơ du học vào các trường công lập tốt. Thay vào đó, bạn hãy chuẩn bị và cố gắng cải thiện để đạt được điểm GPA cao hơn trong các kỳ thi. Đồng thời, điểm SAT>1400 thì sinh viên mới có tỷ lệ đậu du học tại các nước có hệ thống giáo dục phát triển.
Có cần phải tham gia các hoạt động ngoại khóa để có điểm GPA cao không?
Việc không tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường hoàn toàn không gây ảnh hưởng gì đến điểm GPA. Tuy nhiên, TiimEdu khuyến khích sinh viên có dự định du học tham gia các hoạt động ngoại khóa. Một số nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Canada, Anh thì chứng nhận hoặc khen thường từ các tổ chức phi lợi nhuận là điểm sáng cho hồ sơ của bạn.
Điểm GPA thấp có xin được học bổng không?
Điểm GPA thấp có xin được học bổng không còn tùy thuộc vào yêu cầu của suất học bổng đó. Săn học bổng thường có tỷ lệ chọi rất cao, đặc biệt tại các trường danh giá. Do đó, để tăng được tỷ lệ đậu học bổng sinh viên cần học tập và cải thiện điểm số của mình ngay từ bây giờ. Ngoài ra, sinh viên cũng cần tham gia nhiều hơn các chương trình công ích hoặc đạt các thành tích cao tại các cuộc thi.
Điểm GPA 4.1 là gì? Làm sao để đạt GPA 4.1
Theo thang điểm quy đổi chung thì GPA 4.0 sẽ là cao nhất, vậy GPA 4.1 là gì? GPA 4.1 là cách tính điểm GPA có trọng số tại một số trường THPT hoặc đại học áp dụng cách tính Weighted GPA sinh ra. Tại các lớp học nâng cao hoặc học phần khó hơn thì điểm GPA sẽ được tính trên thang điểm 5.0.
Do đó, để đạt được GPA 4.1 sinh viên có thể chọn học tại các lớp, trường chuyên hoặc chọn các học phần có tính nâng cao hơn để cải thiện điểm GPA của bản thân.
Hiểu rõ về điểm GPA và cách tính, quy đổi điểm GPA là một bước quan trọng để chuẩn bị cho tương lai học tập và nghề nghiệp của bạn. Duy trì và nâng cao điểm GPA không chỉ giúp bạn đạt được những cơ hội học bổng, du học mà còn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Chính vì vậy, hãy luôn nỗ lực học tập và tận dụng mọi cơ hội để cải thiện kết quả của mình.