Bài viết

GMAT là gì? Kinh nghiệm thi chứng chỉ GMAT nên biết

Ngày đăng:20.06.2024

5/5 (1 Reviews)

GMAT là một trong những kỳ thi quan trọng nhất dành cho bất cứ ai muốn bước chân vào các chương trình quản trị và quản trị kinh doanh sau đại học. Chứng chỉ này chính là thước đo đánh giá toàn diện khả năng tư duy, phân tích và ngôn ngữ của thí sinh, nhờ đó, GMAT được công nhận rộng rãi bởi nhiều trường đại học danh tiếng trên toàn cầu. Để hiểu rõ hơn về GMAT và những thông tin cần thiết của  kỳ thi này, mời các bạn học sinh tham khảo bài viết bên dưới của Tiimedu. 

GMAT là gì?

GMAT là gì? 

GMAT (viết tắt của Graduate Management Admission Test) là một kỳ thi diễn ra trên quy mô quốc tế nhằm đánh giá năng lực của các sinh viên có nguyện vọng tiếp tục học các chương trình đào tạo sau đại học, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh và quản trị. 

Được khởi xướng vào năm 1953 bởi tổ chức GMAC (Graduate Management Admission Council), GMAT đã trở thành một tiêu chuẩn toàn cầu trong việc đánh giá ứng viên cho các chương trình đào tạo kinh doanh và quản trị. Mỗi năm, có khoảng 250.000 thí sinh từ hơn 110 quốc gia tham gia thi GMAT, điều này minh chứng cho tầm quan trọng và ảnh hưởng của GMAT trong việc lựa chọn, đánh giá học viên cho các chương trình cao học về kinh doanh và quản trị trên toàn thế giới.

GMAT là kỳ thi đánh giá năng lực sau đại học

Chứng chỉ GMAT dùng để làm gì?

GMAT không chỉ là một kỳ thi, mà còn là một bài kiểm tra chuẩn hóa, giúp các trường đại học đánh giá và so sánh ứng viên từ các quốc gia khác nhau một cách dễ dàng. Mặt khác, nhờ sự công nhận toàn cầu, GMAT thúc đẩy sự nỗ lực học tập, mang lại nhiều cơ hội học bổng hấp dẫn cho sinh viên. 

Cấu trúc đề thi GMAT 

Bài thi GMAT sẽ kiểm tra khả năng tư duy và phân tích của bạn qua bốn phần thi chính, bao gồm: Viết luận, Lý luận tổng hợp, Định lượng và Ngôn ngữ. Được thi hoàn toàn trên máy tính với tổng thời gian là 3 giờ 30 phút.

Phần thi viết luận 

Ở phần thi này, thí sinh sẽ phải viết một bài luận phân tích lập luận trong 30 phút mà không giới hạn số từ, điểm số cho bài luận dao động từ 0 đến 6 cho mỗi câu hỏi. Phần viết luận này được đưa vào cấu trúc bài thi nhằm đánh giá khả năng phân tích, phê bình và nêu quan điểm cá nhân của thí sinh một cách logic. Ngoài ra, bài thi cũng kiểm tra khả năng đọc và diễn giải dữ liệu từ nhiều hình thức khác nhau, bao gồm bảng số liệu và hình ảnh đồ họa.

Phần thi lý luận tổng hợp

Phần thi lý luận tổng hợp sẽ bao gồm 12 câu hỏi trong vòng 30 phút, gồm bốn dạng câu hỏi chính: Lý luận từ nhiều nguồn, Phân tích bảng, Đọc hiểu biểu đồ và Phân tích hai phần. Phần thi này đòi hỏi thí sinh phải sử dụng các kỹ năng phân tích và đọc hiểu để trả lời các câu hỏi cả trắc nghiệm lẫn tự luận. 

Phần thi định lượng

Phần thi này bao gồm 31 câu hỏi trắc nghiệm với 5 đáp án lựa chọn, diễn ra trong 62 phút. Có hai dạng chính: Giải quyết vấn đề và Dữ liệu đủ. Ở dạng giải quyết vấn đề, thí sinh phải chọn đáp án đúng từ 5 lựa chọn có sẵn, nhiều khi phải suy luận ngược từ đáp án. Còn đối với dạng dữ liệu đủ, trong mỗi câu hỏi sẽ có hai mệnh đề dữ liệu, nhiệm vụ của thí sinh là phải xác định mệnh đề nào đủ để trả lời cho câu hỏi.  

Phần thi ngôn ngữ 

Phần thi ngôn ngữ của GMAT sẽ bao gồm 36 câu hỏi trong 65 phút, điểm số cho phần này dao động từ 6 đến 51 điểm, toàn bộ đều là câu hỏi trắc nghiệm với 5 lựa chọn. Các câu hỏi chia thành ba dạng chính: 

  • Đọc hiểu: bao gồm các chủ đề như Kinh doanh, Nhân loại, Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên, chiếm khoảng 13-14 câu với 3-4 bài đọc.
  • Lập luận phản biện: phần này chủ yếu kiểm tra về kỹ năng phân tích, xử lý câu hỏi kết hợp với đọc hiểu của thí sinh, chiếm khoảng 9-10 câu.
  • Sửa lỗi sai: đánh giá khả năng ngữ pháp, cách sử dụng từ và hiểu nghĩa câu trong tiếng Anh của thí sinh, chiếm khoảng 12-14 câu.

▷ Xem thêm: SAT là gì? Thông tin cần biết về kỳ thi SAT

Cấu trúc đề thi GMAT

Thi GMAT có khó không? 

Thi GMAT được đánh giá là khó, vì nhiều lý do như: 

  • Thời gian là yếu tố khiến cho nhiều thí sinh gặp thách thức, áp lực, bởi vì mỗi thí sinh chỉ có khoảng 1 phút 30 giây trên mỗi câu trong phần Ngôn ngữ, 2 phút trên mỗi câu trong phần Định lượng và phải làm hai bài luận trong 60 phút. 
  • Các câu hỏi trong bài thi tương đối phức tạp, điều này yêu cầu thí sinh có kiến thức sâu rộng, khả năng đọc hiểu tốt và sự nhạy bén cao mới có giải quyết nhanh chóng yêu cầu của đề. 
  • Độ khó của câu hỏi thay đổi dựa trên trình độ của thí sinh: nếu bạn trả lời đúng một câu, hệ thống thi sẽ thay đổi thứ tự câu hỏi, các câu hỏi tiếp theo sẽ khó hơn và điều này có thể dẫn đến điểm số của một số thí sinh bị giảm đáng kể. 
  • Với mỗi câu hỏi có đến 5 lựa chọn, do đó, nếu bạn không biết chính xác và đoán mò thì khả năng chọn đúng một câu trả lời là tương đối thấp. 

Kinh nghiệm thi GMAT đạt kết quả cao

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích mà Tiimedu đã tổng hợp để giúp bạn chuẩn bị tốt cho bài thi của mình. 

Lưu ý vấn đề thời gian 

Trong bài thi GMAT thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng, do đó, bạn cần chú ý đến việc quản lý thời gian để hoàn thành bài thi với kết quả tốt nhất. Khi làm bài, hãy phân bổ thời gian một cách hợp lý để có thể hoàn thành tất cả các câu hỏi trong mỗi phần thi. Không nên dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi cụ thể. 

Kinh nghiệm thi GMAT đạt kết quả cao

Dùng công cụ Trợ giúp (Help) trong lúc làm bài

Trong quá trình làm phần Ngôn ngữ và Định lượng của bài thi GMAT, bạn có thể sử dụng công cụ Trợ giúp (Help) bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, thời gian sử dụng công cụ này cũng sẽ được tính vào thời gian làm bài của bạn. Do đó, bạn cần cẩn thận và chủ động quản lý thời gian khi sử dụng công cụ này để đảm bảo hoàn thành phần thi trong khung thời gian quy định.

Phương pháp làm bài thông minh 

Hãy đọc kỹ từng câu hỏi và chọn câu trả lời mà bạn cho là đúng nhất. Nếu bạn không chắc chắn về câu trả lời, hãy cố gắng sử dụng phương pháp loại trừ để loại bỏ những câu trả lời mà bạn biết chắc là không đúng, sau đó áp dụng khả năng suy luận để đưa ra lựa chọn hợp lý nhất. Bởi vì khi bạn đã nhấn vào nút “Xác nhận”, bạn sẽ không thể bỏ qua hoặc thay đổi câu trả lời đã chọn, do đó hãy cân nhắc kỹ trước khi nhấn vào nút này.

Kỹ năng sử dụng máy tính cơ bản

Do GMAT là kỳ thi được thi hoàn toàn bằng máy tính, nên đòi hỏi mỗi thí sinh phải có kỹ năng thao tác máy tính cơ bản, để quá trình làm bài thi được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và đồng thời tránh khỏi những sai sót hay sự cố không đáng có. 

Kinh nghiệm thi GMAT

Lệ phí và cách đăng ký thi GMAT

Phí thi GMAT trên toàn cầu hiện nay là 250 USD (tương đương khoảng 5,75 triệu đồng). Bên cạnh đó, thí sinh cũng cần phải lưu ý rằng, ngoài lệ phí thi, còn có phí đổi ngày thi là 50 USD (dành cho thí sinh muốn đổi lịch thi) và phí yêu cầu phiếu điểm là 28 USD. 

Để đăng ký lịch thi GMAT, thí sinh có thể linh động chọn ngày thi qua website http://www.mba.com (ngoại trừ các ngày lễ) và thực hiện các thao tác thanh toán lệ phí qua các hình thức trực tuyến. Dưới đây là các bước cụ thể: 

  • Bước 1: thí sinh truy cập vào website: http://www.mba.com 
  • Bước 2: chọn mục "Register" để thực hiện đăng ký thi.
  • Bước 3: chọn địa điểm thi và lịch thi phù hợp 
  • Bước 4: thực hiện thanh toán lệ phí thi, thí sinh có thể thanh toán bằng hai cách: chi phiếu (check) hoặc thẻ tín dụng (credit card) theo hướng dẫn trên trang web.

Về địa điểm thi GMAT, tại Hà Nội, bạn có thể thi tại Trung tâm khảo thí quốc tế IPMAC (tầng 6, tòa nhà Kim Ánh, ngõ 78 Duy Tân, Cầu Giấy). Còn tại TP. Hồ Chí Minh thì địa điểm thi là Công ty TNHH Viet Professional (149/1D đường Ứng Văn Khiêm, phường 25, quận Bình Thạnh).

▷ Tham khảo thêm: PTE là gì? Thông tin cần biết về chứng chỉ PTE

Lệ phí và cách đăng ký thi GMAT

Thi GMAT có thể là một thách thức lớn, nhưng đó cũng là cơ hội để bạn chứng tỏ năng lực và mở ra cánh cửa tới các chương trình đào tạo hàng đầu về quản trị, kinh doanh. Do đó, hiểu rõ cấu trúc đề thi, nắm vững quy trình đăng ký và áp dụng những kinh nghiệm ôn thi hiệu quả sẽ giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phòng thi. Dù GMAT đòi hỏi sự kiên trì và chiến lược học tập thông minh, nhưng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, Tiimedu tin rằng bạn hoàn toàn có thể đạt được điểm số mong muốn.

bottom-decoration

TiimEdu chuyên tư vấn du học các nước Á - Âu - Úc - Mỹ

TiimEdu luôn cập nhật những thông tin tuyển sinh, cơ hội việc làm mới nhất của các nước như Singapore, Malaysia, Đức, Mỹ, Úc, Anh,…

Liên hệ để được các chuyên viên tư vấn hỗ trợ và giải đáp vấn đề của bạn nhé!

Liên hệ với chúng tôi

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm tin tức
TiimEdu - Đồng Hành Cùng Học Sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Quận 5 Trong Hành Trình Du Học

TiimEdu - Đồng Hành Cùng Học Sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm Quận 5 Trong Hành Trình Du Học

TiimEdu đồng hành cùng học sinh THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, hỗ trợ toàn diện cho hành trình du học. Liên hệ ngay để khám phá cơ hội học tập quốc tế!

Ngày 09.09.2024

Xem chi tiết
Hành Trang Vững Chắc Cho Du Học Sinh Hà Lan

Hành Trang Vững Chắc Cho Du Học Sinh Hà Lan

Bài viết chia sẻ cho sinh viên du học Hà Lan có một hành trang trọn vẹn từ lúc bắt đầu sang đến khi nhập học và sau khi tốt nghiệp nhằm giúp họ cập nhật tối đa thông tin để xây dựng sự nghiệp quốc tế.

Ngày 06.09.2024

Xem chi tiết
Tip Bí Quyết Giúp Con Du Học Trung Học Thành Công Tại New Zealand

Tip Bí Quyết Giúp Con Du Học Trung Học Thành Công Tại New Zealand

Tìm kiếm cơ hội du học trung học tại New Zealand? Khám phá bí quyết chọn trường, hoạch định tài chính và đảm bảo trải nghiệm học tập an toàn. TiimEdu hỗ trợ toàn diện cho hành trình du học của con bạn

Ngày 05.09.2024

Xem chi tiết
Tài Chính Bao Nhiêu Khi Đi Du Học Hà Lan?

Tài Chính Bao Nhiêu Khi Đi Du Học Hà Lan?

Chi phí du học Hà Lan là mối quan tâm hàng đầu của sinh viên quốc tế. Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về học phí, chi phí sinh hoạt, và các khoản tài chính cần thiết khi du học tại Hà Lan.

Ngày 04.09.2024

Xem chi tiết
Vì Sao Hà Lan Là Lựa Chọn Lý Tưởng Cho Du Học?

Vì Sao Hà Lan Là Lựa Chọn Lý Tưởng Cho Du Học?

Tham gia Workshop ngày 28/09/2024 cùng TiimEdu để khám phá lợi ích du học Hà Lan - quốc gia an toàn, giáo dục đẳng cấp, cơ hội di chuyển Châu Âu, và đảm bảo visa gần như 99%! Đăng ký ngay!

Ngày 30.08.2024

Xem chi tiết
zalo
messenger