Mặc dù nhiều người cho rằng định cư tại Phần Lan là một quá trình phức tạp, nhưng thực tế lại đơn giản hơn nhiều. Chính phủ Phần Lan luôn tạo điều kiện để tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao, nhằm thúc đẩy kinh tế, xã hội. Ngoài ra, Phần Lan cũng là một trong những nước châu Âu có chính sách định cư thuận lợi nhất.
Vậy làm thế nào để cả gia đình có thể định cư Phần Lan một cách thuận lợi? Bài viết này của Tư vấn Du học TiimEdu sẽ cung cấp cho du học sinh và gia đình, những thông tin mới nhất về quy trình, điều kiện, cũng như các bước cần thiết để thực hiện ước mơ định cư tại đất nước xinh đẹp này.
Lưu ý: Có rất nhiều diện định cư tại Phần Lan nhưng bài viết sẽ chỉ tập trung vào làm sao để du học sinh có thể mang theo cả gia đình để định cư tại Phân Lan sau du học.
Định cư Phần Lan sau du học cần điều kiện gì?
Quy trình xin định cư Phần Lan sau du học: Hoàn thành chương trình du học > Tìm việc > Tích lũy đủ 4 năm làm việc > Xin thẻ cư trú > Nhập quốc tịch > Định cư
Hiểu quy trình này một cách đơn giản thì sau khi du học tại Phần Lan, du học sinh sẽ được phép gia hạn để ở lại tìm việc làm trong tối đa 1 năm, miễn là giấy phép du học còn hiệu lực. Sau khi tìm được việc, du học sinh sẽ được cấp thẻ cư trú loại A để làm việc tại Phần Lan trong vòng 4 năm. Sau khi tích đủ 4 năm làm việc liên tục tại Phần Lan, bạn sẽ có thể xin nhập quốc tịch Phần Lan và chính thức định cư tại đây.
Chuẩn bị gì để định cư Phần Lan cho cả gia đình?
Khi định cư tại Phần Lan, nếu muốn ở cùng gia đình, bạn và gia đình sẽ cần đáp ứng một số điều kiện cụ thể, chi tiết sẽ được giải đáp trong bài. Bên cạnh đó, nếu muốn trở thành công dân chính thức của Phần Lan, du học sinh và gia đình cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện về nhân thân gồm:
- Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Giấy tờ xác nhận về lý lịch tư pháp trong sạch.
- Giấy chứng nhận đảm bảo sức khỏe đạt yêu cầu, không mắc bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm.
- Chứng minh có đủ khả năng tài chính để tự nuôi sống được bản thân.
- Có nhà ở ổn định tại Phần Lan.
- Đã và đang tham gia đầy đủ bảo hiểm y tế.
- Hoàn thành đầy đủ mọi thông tin trên đơn xin định cư.
- Có khả năng chi trả mọi chi phí phát sinh.
Điều kiện bổ sung theo diện định cư Phần Lan
Tùy thuộc vào từng diện định cư, sẽ có những yêu cầu cụ thể khác nhau. Tư vấn Du học TiimEdu sẽ tổng hợp trong bảng dưới đây:
Loại hình định cư | Yêu cầu |
Xuất khẩu Lao động |
|
Định cư Phần Lan sau du học |
|
Đoàn tụ cùng gia đình |
|
Hồi hương |
|
Định cư diện đầu tư |
|
Quy định bảo lãnh người thân sang định cư Phần Lan
Khi một người muốn sang Phần Lan để sống cùng người thân đã định cư từ trước (diện đoàn tụ cùng gia đình), thì cần có người bảo lãnh và phải nộp đơn xin giấy phép cư trú. Giấy phép cư trú cho phép họ ở lại sống cùng với gia đình, còn nếu không thì sẽ chỉ được ở lại thăm tối đa 90 ngày. Phần Lan có quy định người được bảo lãnh chỉ có thể là một trong những mối quan hệ sau trong gia đình:
- Người phối ngẫu: vợ hoặc chồng của người bảo lãnh
- Bạn đời sống chung (registerd partner/cohabiting partner): chưa đăng ký kết hôn nhưng cần chứng minh quan hệ với người bảo lãnh.
- Người giám hộ của trẻ dưới 18 tuổi và trẻ dưới 18 tuổi
Định cư Phần Lan cần bao nhiêu tiền?
Chi phí định cư tại Phần Lan sẽ dao động tùy theo từng diện. Trong đó, 3 diện định cư cùng gia đình ưa chuộng là:
Định cư Phần Lan sau du học
Để được chấp thuận, cần chứng minh tài chính bằng số dư tối thiểu 6.720 Euro, trong tài khoản ngân hàng (tương đương với chi phí sinh hoạt một năm tại Phần Lan).
> Xem đầy đủ: Du học Phần Lan 2025: Chi phí, học bổng, điều kiện
Định cư theo diện đầu tư
Để tham gia chương trình này, nhà đầu tư cần chuẩn bị tối thiểu 4 tỷ đồng để đầu tư vào cổ phiếu, hoặc góp vốn vào một công ty đang hoạt động tại Phần Lan. Đây là hình thức đầu tư được nhiều người lựa chọn hiện nay, đặc biệt phù hợp với những cá nhân có nguồn tài chính vững mạnh, có kinh nghiệm quản lý.
Định cư Phần Lan diện tay nghề
Nhờ có những chính sách ưu đãi từ Chính phủ, diện định cư tay nghề tại Phần Lan không chỉ hấp dẫn nhiều lao động nước ngoài bởi chi phí hợp lý, mà còn bởi cơ hội việc làm tương đối ổn định.
Cách xin quốc tịch để định cư tại Phần Lan
Muốn quá trình xin cấp quốc tịch Phần Lan được diễn ra thuận lợi, du học sinh và gia đình cần nắm rõ các điều kiện, thủ tục cần thiết. Dưới đây là những thông tin cần thiết về cách xin quốc tịch Phần Lan, mà Tư vấn Du học TiimEdu tổng hợp được.
Điều kiện xin quốc tịch Phần Lan là gì?
Như đã đề cập ở đầu bài, điều kiện đầu tiên là bạn cần sống và làm việc hợp pháp tại Phần Lan trong ít nhất 4 năm với thời gian không gián đoạn. Bên cạnh đó, mức thu nhập cũng phải đủ sống để chứng minh rằng bạn đã hòa nhập và đóng góp vào xã hội Phần Lan.
Điều kiện thứ hai, để trở thành công dân Phần Lan, bạn cần chứng minh mình có thể giao tiếp bằng tiếng Phần Lan hoặc tiếng Thụy Điển ở mức độ B2 trở lên. Điều này giúp bạn hòa nhập tốt hơn với cuộc sống hàng ngày và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng.
> Có thể bạn quan tâm: Du học nghề tại Phần Lan miễn phí 100%
Sau khi đáp ứng đủ điều kiện trên, bạn có thể nộp đơn xin cấp quốc tịch Phần Lan. Thông thường, quá trình này mất khoảng 1 năm. Đặc biệt, Phần Lan cho phép bạn giữ quốc tịch cũ, nghĩa là bạn có thể có hai hoặc nhiều quốc tịch cùng lúc.
Hồ sơ xin quốc tịch Phần Lan gồm những gì?
Để xin quốc tịch Phần Lan, người nước ngoài yêu cầu phải xuất trình các giấy tờ như:
- Danh tính: Phải có giấy tờ tùy thân hợp lệ, chứng minh danh tính rõ ràng.
- Độ tuổi: Trên 18 tuổi.
- Đã sinh sống tại Phần Lan trong thời gian quy định. (4 năm)
- Không có tiền án tiền sự.
- Đã thanh toán các khoản phí theo quy định.
- Có khả năng tự nuôi sống bản thân hoặc gia đình (nếu có) tại Phần Lan.
- Đạt được trình độ ngôn ngữ (tiếng Phần Lan, Thụy Điển) theo yêu cầu. (B2)
Đặc biệt: Tuyên bố (Declaration) để được cấp quốc tịch Phần Lan
"Declaration" (tuyên bố) là một văn bản chính thức mà người xin nhập quốc tịch phải làm. Văn bản này nêu rõ ý định của người đó muốn trở thành công dân của một quốc gia khác, đồng thời cam kết tuân thủ luật pháp và các nghĩa vụ của một công dân.
Vì vậy nên ngoài thực hiện thủ tục xin cấp quốc tịch như thông thường, du học sinh và gia đình có thể lựa chọn cách tuyên bố quốc tịch, nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
- Có cha là công dân Phần Lan, sinh ra ở nước ngoài.
- Được công dân Phần Lan nhận làm con nuôi (từ 12 đến 17 tuổi).
- Từng là công dân Phần Lan.
- Là công dân của các nước Bắc Âu.
- Người nước ngoài trong độ tuổi từ 18 đến 22, đã sinh sống tại Phần Lan một thời gian dài.
Quyền lợi và nghĩa vụ khi định cư Phần Lan là gì?
Sau khi hoàn tất thủ tục định cư, du học sinh và gia đình sẽ được đối xử như một công dân Phần Lan thực thụ. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi, đồng thời phải thực hiện các nghĩa vụ tương ứng. Các quyền lợi chính mà du học sinh và gia đình có thể được hưởng là:
- Sở hữu hộ chiếu Phần Lan.
- Có quyền tham gia vào các hoạt động dân chủ của đất nước như bầu cử Tổng thống, Quốc hội và trưng cầu ý dân (nếu đủ 18 tuổi).
- Có quyền ứng cử vào các vị trí đại biểu Quốc hội.
- Có cơ hội đảm nhận các chức vụ quan trọng trong Chính phủ.
- Là một phần của cộng đồng châu Âu, được hưởng đầy đủ các quyền lợi của công dân EU.
Cùng với những quyền lợi khi định cư tại Phần Lan, du học sinh và gia đình cũng phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ sau:
- Nam công dân từ 18 tuổi trở lên phải thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.
- Phải tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật của Phần Lan, bất kể đang sinh sống ở đâu.
Các ngành dễ định cư ở Phần Lan
Khi xin quốc tịch để định cư Phần Lan, sẽ không có ưu tiên cho bất kì ngành nào trong quá trình xin nhập tịch. Đây chỉ là danh sách các ngành với nhu cầu nhân lực cao để du học sinh có thể dễ dàng xin được việc và tích lũy đủ 4 năm làm việc tại Phần:
- Ngành điện tử và công nghệ thông tin
- Dịch vụ liên quan đến công nghệ
- Ngành lập trình và phát triển game
- Ngành du lịch và tổ chức sự kiện
- Ngành logistics
- Ngành công tác xã hội
- Ngành điều dưỡng
Hành trình định cư Phần Lan cùng gia đình sẽ trở nên dễ dàng hơn, khi du học sinh nắm vững quy trình, cũng như có sự hỗ trợ kịp thời. Chính vì vậy, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với Tư vấn Du học TiimEdu để được tư vấn chi tiết và giải đáp những thắc mắc nhé!