Để chinh phục thị trường lao động đầy cạnh tranh, việc trang bị cho bản thân những kiến thức và kỹ năng chuyên môn là vô cùng quan trọng. Bên cạnh các chương trình đào tạo đại học, cao đẳng, các Certificate hay Diploma cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao năng lực và khẳng định giá trị bản thân. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về sự khác biệt giữa Certificate và Diploma, trong bài viết này Tiimedu sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Certificate là gì?
Certificate khi dịch sang tiếng Việt nghĩa là giấy chứng nhận. Có rất nhiều loại certificate khác nhau và mỗi loại sẽ phục vụ cho một mục đích riêng biệt nhưng về cơ bản chúng đề là các văn bản, chứng từ, giấy tờ mang mục đích xác thực.
Trong giáo dục, Certificate là chứng chỉ được cấp cho học viên, sinh viên sau khi đã vượt qua kỳ thi, đạt giải thưởng trong một cuộc thi hoặc hoàn thành một khóa học ngắn hạn, thường kéo dài từ vài tháng đến dưới một năm. Còn trong pháp lý, certificate cũng có thể dùng để xác nhận rằng thông tin nào đó là chính xác về mặt pháp lý. Ví dụ như giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, giấy chứng nhận kết hôn hay giấy phép lái xe,... Ngoài ra, Certificate còn bao gồm các chứng nhận khác như giấy khai sinh.
Có bao nhiêu loại Certificate?
Certificate được chia thành nhiều loại khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Trong đó, mỗi loại chứng chỉ sẽ cung cấp những thông tin khác nhau về kỹ năng, kiến thức hay trình độ của người sở hữu. Tuy không thể xác định chính xác có bao nhiêu loại Certificate, nhưng có thể kể đến một số loại chứng chỉ phổ biến hiện nay như:
Digital Certificate
Digital Certificate hay chứng chỉ số được dùng trong môi trường internet để xác minh danh tính của một người dùng, một trang web hay một tổ chức nào đó, chứng chỉ này góp phần vào việc đảm bảo tính bảo mật trong các giao dịch trực tuyến, giúp ngăn chặn các hành vi gian lận và bảo vệ thông tin cá nhân hiệu quả.
Quality Certificate
Quality Certificate hay chứng chỉ chất lượng được dùng để xác nhận sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, từ đó giúp nâng cao uy tín của họ đối với khách hàng của mình.
Academic Certificate
Academic Certificate hay chứng chỉ học tập có thể được cấp bởi các trường đại học, cao đẳng hay các tổ chức giáo dục để chứng nhận hoàn thành khóa học hay chương trình đào tạo, qua đó giúp người học chứng minh trình độ học vấn và năng lực chuyên môn của mình. Ví dụ như: chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC,...
Security Certificate
Là chứng chỉ chứng khoán được cấp nhằm xác nhận quyền sở hữu một phần chứng khoán của công ty hoặc tổ chức tài chính của người sở hữu. Ví dụ như: chứng chỉ sở hữu trái phiếu, chứng chỉ sở hữu cổ phần,...
Medical Certificate
Là chứng chỉ y tế được cấp để chứng nhận về tình trạng sức khỏe của một người hoặc có thể dùng để xác nhận rằng người đó đã được tiêm phòng hoặc kiểm tra sức khỏe. Ví dụ: chứng chỉ tiêm chủng sẽ xác nhận tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân về số mũi tiêm đã được thực hiện, đó là những loại thuốc nào; chứng chỉ lên máy bay,...
Professional Certificate
Là chứng chỉ chuyên môn giúp chứng minh rằng người sở hữu đã đạt được kỹ năng và kiến thức trong một lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như: chứng chỉ kế toán CPA xác nhận kỹ năng và kiến thức trong lĩnh vực kế toán, chứng chỉ quản lý dự án PMP xác nhận kỹ năng và kiến thức về quản lý dự án.
Chứng chỉ đào tạo nghề
giúp người sở hữu chứng minh kiến thức và kỹ năng thực hiện công việc trong lĩnh vực cụ thể, thường được cấp sau khi hoàn thành một khóa đào tạo nghề. Ví dụ: chứng chỉ nghề nấu ăn xác nhận người sở hữu có khả năng chế biến món ăn theo tiêu chuẩn nhà hàng, trong khi chứng chỉ nghề điện công nghiệp xác nhận kỹ năng lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện.
Xem thêm: Điểm GPA là gì? Cách tính và quy đổi điểm GPA nhanh
Chứng chỉ công nghệ thông tin
chứng nhận kiến thức và kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ thông tin của người sở hữu. Ví dụ như: các chứng chỉ tin học quốc tế như: MOS, IC3, ICDL...
Điểm khác nhau giữa Diploma và Certificate là gì?
Nhiều người nhầm lẫn và cho rằng Certificate và Diploma là một, nhưng thực tế không phải vậy, chúng hoàn toàn khác nhau. Dưới đây, Tiimedu sẽ giúp bạn phân biệt nhanh chóng Certificate và Diploma.
Thời gian cấp
Do đặc trưng của chương trình đào tạo, các khóa học cấp Diploma sẽ thường diễn ra trong thời gian dài hơn so với Certificate, hầu hết các khóa đều kéo dài trên một năm. Và trong suốt khoảng thời gian đào tạo đó, để nhận được Diploma cũng không phải là điều dễ dàng, bạn cần phải đạt được một số điểm hay đáp ứng các yêu cầu nhất định, thì mới có thể được cấp Diploma.
Ngược lại với Diploma, Certificate có thời gian đào tạo ngắn hơn, chỉ từ vài tháng đến một năm. Và để nhận được Certificate, người học cũng phải đạt được các điều kiện nhất định thì mới được cấp. Tuy nhiên, yêu cầu này thường bớt khắt khe hơn, do đây chỉ là những khóa đào tạo ngắn hạn.
Lĩnh vực áp dụng
Diploma thường chỉ được áp dụng trong lĩnh vực giáo dục nhằm xác nhận trình độ học vấn của một cá nhân nào đó.
Còn đối với Certificate thì có thể được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như: y tế, giao thông, hành chính,...Ví dụ như: khóa sơ cứu, giấy phép lái xe,... chứ không chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục.
Phạm vi áp dụng
Diploma có phạm vi áp dụng hẹp hơn Certificate, nó thường được sử dụng để trao cho các sinh viên khi đã hoàn tất chương trình học bậc phổ thông hoặc các khóa học khác sau đó.
Trái lại, Certificate có thể được trao cho những bất kỳ ai thành thạo những kỹ năng khác nhau trong các lĩnh vực đời sống, không nhất thiết phải liên quan ở trong mảng giáo dục. Do đó, nó bao hàm nhiều nội dung và mục đích khác nhau, rộng hơn Diploma.
Hy vọng thông qua bài viết trên có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn Certificate là gì và phân biệt chứng chỉ này với Diploma. Certificate và Diploma đều đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bản thân và nâng cao giá trị con người. Do đó, việc lựa chọn loại văn bằng phù hợp sẽ giúp bạn đạt được mục tiêu nghề nghiệp và thành công trong cuộc sống. Tuy vậy, khi lựa chọn, hãy cân nhắc kỹ lưỡng những yếu tố như sở thích, năng lực, mục tiêu cũng như điều kiện tài chính để đưa ra quyết định sáng suốt nhất nhé!