Được ví như “ xương sống” của doanh nghiệp, nhà hàng giúp cho trải nghiệm của mọi người được trở nên thuận lợi nhất. Trên thực tế, BOH không trực tiếp tạo ra doanh thu nhưng lại là yếu tố then chốt đảm bảo chất lượng dịch vụ của khách hàng. Vậy BOH là gì? Có những vị trí nào trực thuộc BOH nào trong nhà hàng, khách sạn? Cùng TiimEdu tìm hiểu rõ hơn trong bài viết hôm nay nhé.
BOH là gì?
BOH (Back of House) được hiểu là khu vực hậu sảnh hay hậu trường, đây là khu vực nơi diễn ra tất cả các hoạt động mà khách hàng không thể nào nhìn thấy được. Đối với các doanh nghiệp như nhà hàng, khách sạn,... BOH thông thường, BOH sẽ không trực tiếp tạo ra doanh thu và nó thường tách biệt với khu vực FOH nhằm đảm bảo mọi hoạt động được diễn ra tốt nhất.
Trong BOH sẽ có rất nhiều các vị trí khác nhau, tùy thuộc vào ngành nghề mà sẽ có các công việc hậu sảnh cụ thể, chẳng hạn như ở phía sau một nhà hàng sẽ có đầu bếp, phụ bếp, rửa chén. Còn trong các doanh nghiệp kinh doanh sẽ có kế toán, nhân sự, kỹ thuật viên, nhân viên bảo trì, nhân viên marketing,...
Vai trò của BOH trong ngành dịch vụ
BOH giữ vai trò rất quan trọng trong việc vận hành các hoạt động của doanh nghiệp và dịch vụ sao cho trơn tru và hiệu quả nhất. Các vai trò quan trọng mà BOH có thể đảm nhiệm như sau:
- BOH thường có nhiệm vụ hỗ trợ FOH trong việc cung cấp các dịch vụ cần thiết nhằm đảm bảo phục khách hàng một cách tốt nhất.
- BOH chỉ có thể di chuyển tới những khu vực mà khách hàng ít nhìn thấy, nên nếu BOH vận hành tốt các công việc thì doanh thu của nhà hàng, doanh nghiệp tăng đáng kể.
- Ngoài ra,BOH xử lý các công việc như quản lý kho, kiểm kê hàng hóa, lên kế hoạch làm việc, giúp doanh nghiệp giảm lãng phí và tối ưu nguồn lực.
Một số công việc thuộc BOH
Như đã nói, BOH đảm nhiệm rất nhiều các công việc khác nhau trong một bộ phận. Cụ thể các công việc thuộc BOH có thể kể đến như sau:
Kế toán - tài chính
Bộ phận kế toán-tài chính nhiệm vụ chính là sẽ đảm bảo các hoạt động thu chi cũng như theo dõi ngân sách của nhà hạng, khách sạn sao cho hiệu quả như:
- Tổng kết tất cả các chi phí và các hoạt động kinh doanh của nhà hàng, khách sạn
- Kiểm soát các hoá đơn vận hành và theo dõi ngân sách
- Tính toán các khoản chi phí như lương của mỗi bộ phận rồi báo cho cấp trên
- Lên báo cáo tài chính định kỳ
- Dự báo tài chính, hỗ trợ lập kế hoạch ngân sách dài hạn.
Nhân sự
Bộ phận nhân sự sẽ phải đảm bảo các nhiệm vụ cụ thể trong dịch vụ nhà hàng như:
- Xây dựng nội quy, văn hoá rồi áp dụng cho tất cả nhân viên trong nhà hàng
- Tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới.
- Theo dõi và chấm công cũng như đảm bảo các phúc lợi khác của nhân viên
- Giải quyết tất cả các vấn đề nội bộ trong nhà hàng.
Kỹ thuật viên - nhân viên bảo trì
Đây là đội ngũ sẽ đảm bảo các đồ dùng, vật dụng trong nhà hàng, khách sạn hoạt động ổn định và tốt nhất
- Kiểm tra định kỳ và sửa chữa và thiết bị máy móc đồ dùng trong nhà hàng khách sạn
- Xử lý các sự cố xảy ra đột ngột hoặc bất ngờ tại nhà hàng
- Báo cáo lại tình trạng máy móc đồ dùng cho cấp trên, cho nhân viên để tiện theo dõi.
- Lập kế hoạch nâng cấp, thay thế trang thiết bị khi cần thiết.
Nhân viên marketing
Với bộ phận Marketing, họ đóng vai trò trong việc quảng bá và truyền thông hình ảnh của nhà hàng, khách sạn. Cụ thể các nhiệm vụ của bộ phận Marketing như sau:
- Xây dựng chiến lược marketing thu hút khách hàng.
- Quản lý các kênh truyền thông, quảng cáo như: Facebook, Youtube, Tiktok,...
- Theo dõi hiệu quả chiến dịch và đưa ra các đề xuất cải thiện.
- Tổ chức sự kiện và chương trình khuyến mãi để tăng doanh số.
- Xây dựng website giúp khách hàng tiếp tới các sản phẩm dịch vụ của nhà hàng.
Quản lý kho
Bộ phận quản lý kho sẽ phải kiểm tra số lượng hàng hoá và nguyên liệu xuất- nhập hàng ngày. Bên cạnh, bộ phận quản lý kho cũng thường liên kết hợp tác với bộ phận tài chính kế toán để lập báo cáo doanh thu. Các công việc cụ thể của một người làm quản lý kho sau:
- Theo dõi các hàng hoá nhập vào và bốc xếp đúng vị trí
- Kiểm tra số lượng hàng hoá theo đúng tiêu chí của nhà hàng, khách sạn
- Theo dõi và quản lý các hàng tồn kho, hàng nhập hoặc hàng xuất ra bên ngoài
- Bảo quản hàng hóa trong điều kiện phù hợp, tránh hư hỏng.
Trưởng bộ phận Bếp/ Bếp trưởng điều hành
Đây là người đảm nhiệm việc lập kế hoạch menu, điều phối hoạt động bếp và đảm bảo chất lượng món ăn luôn đạt tiêu chuẩn. Các công việc cụ thể của vị trí này bao gồm:
- Lên thực đơn và kiểm tra chất lượng món ăn trước khi đến khách hàng
- Quản lý các nhân sự khác trong khu vực bếp
- Quản lý các nguyên đầu vào ở trong bếp
- Đào tạo và tuyển dụng nhân viên bếp sao cho tốt nhất.
- Phối hợp với quản lý kho để tối ưu chi phí nguyên liệu.
Bếp trưởng
Với bếp trưởng, họ là những người đảm nhiệm công việc bếp chính trong nhà hàng hoặc khách sạn. Họ sẽ thực hiện giám sát tất cả các đầu bếp khác và đảm bảo thời gian mang thức ăn đến là đúng thời gian. Các công việc cụ thể như:
- Hướng dẫn và đào tạo nhân viên trong bếp chuẩn bị và chế biến các món ăn đúng với công thức.
- Kiểm tra chất lượng hàng hoá có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
- Phân công nhiệm vụ cho mỗi bộ phận cho các đầu bếp khác để đảm bảo thời gian chế biến nhanh và chất lượng tốt.
- Thực hiện các món ăn phức tạp hoặc phục vụ yêu cầu đặc biệt.
Bếp phó
Với bếp phó, họ sẽ là người thay mặt bếp trưởng quản lý và giám sát các nhân viên trong bếp khi bếp trưởng không có mặt. Ngoài ra, bếp phó cũng sẽ hỗ trợ lên các menu để nhân viên hoạt động hiệu quả hơn trong ngày
- Hỗ trợ bếp trưởng trong quản lý đội ngũ và vận hành bếp khi bếp trưởng vắng mặt
- Đảm bảo chất lượng món ăn đạt chuẩn với thời gian nhanh
- Tuyển dụng và đào tạo nhân sự cho các nhân viên khác trong bếp.
BOH có gì khác với FOH?
Có thể nói, BOH và FOH, đặc biệt là trong nhà hàng, đều vô cùng quan trọng. Cả hai đều đóng góp vào sự thành bại đến trải nghiệm của khách hàng khi đến ăn. Nếu như BOH sẽ ở phía sau, khuất tầm mắt của khách và làm các công việc của mình thì FOH sẽ ở phía trước, nơi khách hàng ngồi ăn món ăn do BOH đưa ra.
Trong khi BOH không tiếp xúc trực tiếp với khách mà chỉ có nhiệm vụ đưa món ra thì chính những người làm FOH sẽ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng bằng cách mang ra, phục vụ cho các thực khách. Hãy cùng nhìn vào ví dụ của một nhà hàng với quy mô nhỏ để xem BOH và FOH cụ thể là những ai và họ sẽ có nhiệm vụ gì nhé:
Nhân sự BOH:
- Đầu bếp (Chef).
- Phụ bếp (Sous Chef, Kitchen Staff).
- Nhân viên rửa bát (Dishwasher).
Nhiệm vụ BOH:
- Chuẩn bị và chế biến thực phẩm (bếp trưởng, phụ bếp).
- Quản lý kho và nguyên liệu.
- Dọn dẹp và vệ sinh (rửa bát, làm sạch dụng cụ nhà bếp).
- Kiểm tra chất lượng món ăn trước khi mang ra phục vụ.
Nhân sự FOH:
- Nhân viên phục vụ (Server/Waiter).
- Nhân viên lễ tân (Host/Hostess).
- Bartender.
- Quản lý nhà hàng (Restaurant Manager).
Nhiệm vụ FOH:
- Chào đón và hỗ trợ khách hàng (host/hostess).
- Nhận và phục vụ order (nhân viên phục vụ, bartender).
- Xử lý thanh toán (thu ngân).
- Giải quyết các yêu cầu hoặc khiếu nại của khách hàng.
Du học ngành BOH tại Malaysia
Nếu bạn đang mong muốn du học Malaysia với các ngành thuộc BOH thì đây là một trong những sự lựa chọn lý tưởng. Bởi đơn giản, đây là một quốc gia rất có thế mạnh trong lĩnh vực du lịch, nhà hàng và khách sạn và đây cũng chính là nguồn thu lớn nhất của Malaysia hàng năm.
Bên cạnh đó, rất nhiều trường đại học tại Malaysia cũng hợp tác phát triển với rất doanh nghiệp khách sạn lớn. Đây cũng chính là một cơ hội lớn giúp cho sinh viên theo học có cơ hội được học tập và làm việc trực tiếp tại các nhà hàng sang trọng. Đảm bảo rằng, sau khi tốt nghiệp ra trường với tấm bằng quốc tế Malaysia thì cơ hội việc làm của bạn sẽ vô cùng rộng mở mang đến nhiều sự lựa chọn hơn cho sinh viên quốc tế.
Với sự phát triển của ngành dịch vụ thì BOH đang ngày càng trở nên quan trọng và có khả năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Mặc dù không trực tiếp tạo ra doanh thu các hoạt động trong nhà hàng, khách sạn có tốt hay không thì BOH đóng góp vô cùng lớn. Nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào về BOH đừng quên liên hệ ngay tới Trung tâm tư vấn du học TiimEdu nhé. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi vấn đề của bạn về du học cũng như các cơ hội trong ngành dịch vụ.